[Giải đáp] Niềng răng silicon cho trẻ em có tốt hay không?

Đăng vào 28/05/2024

Niềng răng silicon cho trẻ em là một trong những phương pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn. Biện pháp này giúp trẻ có hàm răng đều đặn, cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng răng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: “Niềng răng silicon cho trẻ em có thực sự tốt hay không? Bài viết này của NhaKhoaHub sẽ đi sâu vào tìm hiểu các khía cạnh của niềng răng silicon nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh cái nhìn toàn diện để đưa ra quyết định đúng đắn khi điều trị răng hàm mặt cho trẻ.

1. Niềng răng Silicon là gì?

Niềng răng silicon (niềng răng trainer) là phương pháp chỉnh nha sử dụng chất liệu silicon không nhiệt, dẻo hoặc polyurethane. Các vật liệu này có tính đàn hồi và khả năng chịu lực cao, mang đến sự khác biệt so với các phương pháp niềng răng truyền thống. Thay vì sử dụng mắc cài, dây cung và dây thun, niềng răng silicon được thiết kế theo hình dáng parabol, ôm sát vào cung răng tự nhiên của trẻ.

Chức năng chính của phương pháp niềng răng silicon cho trẻ em là ôm sát vào răng, sắp xếp lại các răng lệch lạc về vị trí đúng trên cung hàm. Nhờ đó, phương pháp này giúp phòng ngừa tình trạng răng mọc lộn xộn, chen chúc và xô đẩy nhau khi trẻ phát triển đến tuổi trưởng thành. Với thiết kế đặc biệt và tính linh hoạt cao, niềng răng silicon trở thành một giải pháp hiệu quả trong việc chỉnh nha cho trẻ em, hỗ trợ định hình và duy trì hàm răng đều đặn.

Xem thêm: Niềng Răng Trẻ Em Và Những Điều Bạn Cần Biết Để Cho Con Nụ Cười Tự Tin
 
Niềng răng silicon giúp trẻ có hàm răng đều đặn

Niềng răng silicon giúp trẻ có hàm răng đều đặn

2. Khi nào thì nên niềng răng silicon cho trẻ em?

Phương pháp niềng răng trainer thường được áp dụng cho trẻ em từ 3 đến 15 tuổi khi gặp các vấn đề về sai lệch khớp cắn. Trong những độ tuổi này, xương hàm của trẻ còn mềm, dễ dàng nắn chỉnh và di chuyển. Theo các chuyên gia nha khoa, việc đeo hàm trainer cho trẻ được chỉ định khi gặp các vấn đề sau:

  • Răng thưa
  • Răng hô
  • Răng móm
  • Răng lệch lạc, khấp khểnh

3. Ưu và nhược điểm khi đeo niềng răng Silicon cho trẻ nhỏ

Bất kỳ phương pháp niềng răng nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Niềng răng silicon cho trẻ em cũng không ngoại lệ. Ưu điểm của niềng răng silicon cho trẻ như sau:

  • Hỗ trợ răng mọc thẳng và đều: Hàm trainer giúp răng trẻ phát triển theo hướng thẳng và đều đặn, cân đối khớp cắn, tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa của hàm răng.
  • Khắc phục thói quen xấu: Niềng răng silicon giúp loại bỏ các thói quen xấu như mút ngón tay hay đẩy lưỡi, những thói quen có thể gây biến dạng hàm răng. Điều này giúp răng thẳng hàng hơn và lưỡi được đặt đúng vị trí.
  • Thích hợp cho trẻ nhỏ: Hàm trainer phù hợp với trẻ từ 5 đến 10 tuổi. Sau độ tuổi này, hiệu quả của hàm trainer giảm dần và việc đeo hàm không còn tác dụng. Đối với người lớn, cần lựa chọn các phương pháp chỉnh nha khác.

Ngoài những ưu điểm như trên, phương pháp này cũng còn tồn tại những hạn chế chưa thể khắc phục về hiệu quả còn hạn chế. Sau độ tuổi 10, niềng răng silicon không còn phát huy tác dụng. Đối với những trường hợp cần chỉnh nha sau tuổi này, các phương pháp khác như niềng răng kim loại hoặc niềng răng trong suốt sẽ phù hợp hơn.

Xem thêm: Quy trình niềng răng đầy đủ và chi tiết nhất
Niềng răng silicon hỗ trợ răng mọc thẳng và đều ở trẻ em

Niềng răng silicon hỗ trợ răng mọc thẳng và đều ở trẻ em

4. 4 loại niềng răng Silicon phổ biến dành cho trẻ em

Chỉnh nha bằng phương pháp đeo niềng silicon có nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào độ tuổi, bác sĩ sẽ lựa chọn loại niềng răng silicon cho trẻ em phù hợp nhất.

4.1. Hàm Junior (hàm J)

Hàm Silicon J – Junior được thiết kế cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Mục tiêu chính của loại hàm này là giúp trẻ từ bỏ các thói quen xấu như mút tay, cắn môi, ngậm ti giả, những thói quen này có thể dẫn đến răng mọc lệch lạc. Bên cạnh đó, việc sử dụng hàm Silicon J còn có tác dụng tăng thể tích xương hàm và mở rộng khung hàm. Nhờ vậy, khi răng sữa mọc, sẽ giảm thiểu tình trạng răng chen chúc.

4.2. Hàm Silicon Kids (hàm K)

Đây là loại niềng răng silicon cho trẻ em từ 5 đến 10 tuổi, hàm Silicon K là lựa chọn phù hợp. Loại hàm này có các chức năng tương tự như hàm Silicon J nhưng được thiết kế với độ cứng cao hơn. Nhờ đó, hàm Silicon K hỗ trợ răng mọc đều đặn và đúng vị trí hơn.

4.3. Hàm Silicon dòng Teens (hàm T)

Hàm Silicon T – Teens được thiết kế cho trẻ từ 10 đến 15 tuổi. Trong giai đoạn này, hàm Silicon T đóng vai trò quan trọng trong việc dịch chuyển răng về đúng vị trí, đảm bảo sự phát triển đều đặn và thẩm mỹ của hàm răng.

4.4. Niềng Silicon Adultsi (hàm A)

Hàm Silicon A – Adults được thiết kế dành cho người trưởng thành. Tuy nhiên, do xương hàm của người lớn đã rất cứng chắc, niềng Silicon không hiệu quả trong các trường hợp răng hô, móm, hay lệch lạc nghiêm trọng. Vì thế, trước khi quyết định sử dụng phương pháp niềng răng này, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Thay vào đó, hàm Silicon A thường chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho các phương pháp niềng răng khác.

Xem thêm:
Một số loại niềng Silicon phổ biến

Một số loại niềng Silicon phổ biến

5. Hướng dẫn cách đeo hàm Silicon cho trẻ em

Niềng răng silicon cho trẻ em có tính linh hoạt và dễ sử dụng hơn niềng răng kim loại. Với hàm Silicon, việc tháo lắp trở nên đơn giản, giúp bố mẹ có thể tự thực hiện cho con mình. Bạn chỉ cần đặt hàm Silicon vào miệng của trẻ, giữ môi trên và dưới chạm nhau, sau đó cắn nhẹ vào niềng để điều chỉnh vị trí phù hợp trên cung hàm. Về hình thức, niềng răng Silicon có cách đeo tương tự như hàm Invisalign hoặc hàm duy trì, mang lại sự thuận tiện và thẩm mỹ cho người sử dụng.

6. Những điều cần lưu ý trong khi niềng răng Silicon cho trẻ

Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, khi sử dụng niềng răng silicon cho trẻ em, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Thăm khám bác sĩ để biết tình trạng răng và lựa chọn niềng phù hợp.
  • Tránh nhai thức ăn quá dai, cứng để tránh gây ra lệch lạc răng và làm tổn thương niềng.
  • Nếu có sưng lợi hoặc đau răng, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
  • Đeo niềng ít nhất 2 tiếng vào ban ngày và 8 tiếng vào đêm để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Vệ sinh niềng bằng nước muối pha loãng đều đặn để loại bỏ thức ăn và mảng bám.
Lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng silicon

Lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng silicon

7. Câu hỏi thường gặp khi niềng răng silicon cho trẻ em

7.1. Niềng răng silicon cho bé có hiệu quả không?

Đeo niềng răng silicon cho trẻ em mang lại nhiều lợi ích:

  • Răng mọc thẳng và không sai khớp cắn: Niềng răng silicon giúp cho răng của trẻ mọc thẳng, không bị sai khớp cắn. Điều này không chỉ đảm bảo thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ăn nhai.
  • Hiệu quả chỉnh nha tối ưu: Hàm niềng răng silicon có đặc tính dẻo, ôm khít theo khuôn răng. Điều này giúp đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất mà ít gây đau đớn so với phương pháp niềng răng mắc cài.
  • Dễ dàng vệ sinh và hạn chế vấn đề răng miệng: Trẻ có thể dễ dàng tháo niềng ra khi vệ sinh răng. Điều này giúp hạn chế được các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu trong suốt quá trình niềng răng.

7.2. Niềng răng silicon cho bé có tốt không?

Việc sử dụng niềng răng silicon cho trẻ em là phương pháp phổ biến để chỉnh nha và giữ cho răng mọc đúng vị trí từ khi còn nhỏ. Phương pháp niềng răng này khá linh hoạt, dễ tháo lắp, thoải mái cho bé, tránh được sự lệch lạc của răng và khớp cắn trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ là cực kỳ quan trọng. Trước khi quyết định sử dụng niềng răng silicon, bạn nên thảo luận và tìm hiểu kỹ lưỡng với chuyên gia để đảm bảo điều trị phù hợp cho bé.

7.3. Niềng răng silicon cho trẻ em giá bao nhiêu?

Chi phí niềng răng Silicon phụ thuộc vào tình trạng răng, loại hàm được chọn và đơn vị cung cấp sản phẩm. Thông thường, chi phí dao động từ 1 đến 3 triệu đồng. Với mức giá phải chăng và tính dễ sử dụng, nhiều người có thể tự mua hàm niềng răng Silicon để sử dụng cho bé. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra nhiều biến chứng xấu, thậm chí không giải quyết được vấn đề ban đầu của răng mà ngược lại còn khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Xem thêm: 
Chi phí niềng răng Silicon phụ thuộc vào tình trạng răng, loại hàm được chọn

Chi phí niềng răng Silicon phụ thuộc vào tình trạng răng, loại hàm được chọn

8. Tìm nha khoa uy tín niềng răng silicon cho trẻ em ở đâu?

Để tìm nha khoa uy tín cung cấp dịch vụ niềng răng silicon cho trẻ, bạn có thể xem đánh giá của khách hàng trước đó để hiểu về chất lượng dịch vụ và kinh nghiệm của địa chỉ bạn đang quan tâm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo những ý kiến, chia sẻ từ bạn bè, người thân hoặc các cộng đồng trực tuyến về các nha khoa mà họ đã điều trị và có trải nghiệm tích cực.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin nha khoa trên các trang web review uy tín. NhaKhoaHub.vn là trang tin chuyên chia sẻ về các nha khoa đáng tin cậy. Tại đây, người dùng sẽ được chia sẻ tất cả thông tin liên quan đến nha khoa để lựa chọn được địa chỉ điều trị phù hợp và thuận tiện nhất.

Trên đây, NhaKhoaHub đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến vấn đề niềng răng silicon cho trẻ em. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến những nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp chỉnh nha cụ thể. Nếu bạn chưa tìm được nha khoa phù hợp, hãy điền form liên hệ của NhaKhoaHub ngay để được tư vấn. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN