Quy trình niềng răng hỗ trợ khắc phục những khuyết điểm về răng miệng, giúp hàm răng đều, đẹp và khỏe mạnh. Tuy nhiên, kết quả niềng răng có tốt hay không chủ yếu là do các bước trong quy trình thực hiện. Vậy quy trình niềng răng gồm những bước nào? Niềng răng gồm mấy giai đoạn? Cần lưu ý những điều gì trước và sau khi niềng răng? Bạn hãy theo dõi bài viết này của NhaKhoaHub để biết thêm thông tin, giúp quá trình niềng răng an toàn và hiệu quả.
Mời bạn xem thêm: CẬP NHẬT TOP 10+ NHA KHOA NIỀNG RĂNG TỐT NHẤT TẠI HÀ NỘI |
Niềng răng là giải pháp hàng đầu được nhiều người lựa chọn hàng đầu để khắc phục các vấn đề về răng miệng như răng hô, răng móm hoặc răng khấp khểnh. Phương pháp này sử dụng các thiết bị chuyên dụng để tạo áp lực nhẹ lên răng, giúp chúng di chuyển đến vị trí mong muốn trên cung hàm.
Niềng răng giúp khắc phục những khuyết điểm về răng miệng hiệu quả
Để hoàn thành một quy trình niềng răng thông thường sẽ cần khoảng từ 12 đến 36 tháng. Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và hợp tác đặc biệt từ người cần niềng răng. Sự biến đổi của răng sẽ diễn ra một cách từ từ và không rõ ràng trong suốt quá trình niềng răng. Bạn chỉ thực sự nhận biết được sự thay đổi của răng sau khi quá trình hoàn tất.
Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng được ứng dụng phổ biến là niềng răng có mắc cài và niềng răng không sử dụng mắc cài. Quy trình niềng răng cụ thể của từng cách niềng răng có những điểm khác biệt. Để hiểu hơn về quá trình niềng răng diễn ra như thế nào? Bạn hãy theo dõi thông tin dưới đây.
Để đảm bảo quy trình niềng răng mác cài diễn ra một cách suôn sẻ, bước đầu tiên các chuyên gia sẽ thực hiện là thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng và chụp phim X-quang để đánh giá tình trạng của răng. Các vấn đề như răng thưa, răng hô, răng móm, răng khấp khểnh hay lệch khớp cắn sẽ được đánh giá kỹ lưỡng.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích thăm khám, các chuyên gia có thể chỉ định thêm một số kỹ thuật chụp phim khác nhau để thu thập dữ liệu về tình trạng răng và xương hàm một cách chính xác nhất:
Nếu cần, các chuyên gia cũng có thể lấy dấu nghiên cứu để có thông tin chi tiết hơn. Điều này giúp họ có cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng răng của bệnh nhân trước khi bắt đầu quy trình niềng răng.
Khám tổng quát và chụp X-quang để đánh giá tình trạng trước khi thực hiện quy trình niềng răng
Sau khi đã hiểu rõ về tình trạng sức khỏe răng miệng, các bác sĩ sẽ tư vấn về phác đồ điều trị. Sau đó các bác sĩ thực hiện lấy dấu răng để chuẩn bị mắc cài hoặc sử dụng khay niềng. Lúc này, bạn sẽ biết được phương pháp niềng răng nào phù hợp với bạn, thời gian niềng trong bao lâu.
Tư vấn phác đồ niềng răng phù hợp và tiến hành lấy dấu răng
Trong những trường hợp có vấn đề về hàm hẹp, các bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thêm dụng cụ nong hàm hoặc thiết bị nới rộng cung hàm để chuẩn bị cho giai đoạn tách kẽ và các bước tiếp theo của quy trình niềng.
Gắn khí cụ niềng răng giúp quá trình miệng hiệu quả hơn
Gắn mắc cài là giai đoạn chính trong quá trình niềng răng, mắc cài sẽ được gắn chặt lên thân răng, dây cung đặt trong các rãnh của mắc cài nhằm tạo ra lực để điều chỉnh răng theo kế hoạch điều trị. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng. Bước thực hiện này vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng răng luôn được bảo vệ và quy trình niềng răng diễn ra một cách tốt nhất theo kế hoạch.
Gắn mắc cài niềng răng
Khoảng 1 tháng, người bệnh sẽ quay lại để tái khám để bác sĩ có thể phân tích, đánh giá và theo dõi sự dịch chuyển của răng. Từ đó, bác sĩ có thể can thiệp kịp thời nếu răng dịch chuyển không theo kế hoạch đã đề ra. Các mắc cài và dây cung sẽ được điều chỉnh một cách hợp lý nhất để đảm bảo rằng lực kéo được duy trì một cách đều đặn, hiệu quả.
Tái khám định kỳ sau khi thực hiện quy trình niềng răng
Khi răng đã được điều chỉnh đúng vị trí trên cung hàm và khớp cắn hai hàm cân đối, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ niềng. Sau đó, người niềng răng cần tiếp tục đeo hàm duy trì. Hàm duy trì sau khi niềng răng có thể được làm bằng khay nhựa tháo lắp trong suốt hoặc hàm kim loại cố định. Tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo hàm duy trì dài hay ngắn.
Thông thường, khoảng 6 tháng đầu sau khi tháo niềng, bác sĩ khuyến nghị đeo hàm duy trì liên tục, khoảng 20 - 22 giờ mỗi ngày, chỉ tháo ra khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng.
Tháo niềng răng và đeo hàm duy trì sau khi hoàn thành quy trình niềng răng
Cũng giống như niềng răng bằng phương pháp mắc cài, quy trình niềng răng không mắc cài (sử dụng khay trong suốt) cũng yêu cầu sự thăm khám kỹ lưỡng trước khi bắt đầu. Bạn sẽ phải chụp phim X-quang, lấy dấu mẫu hàm và quét răng để đánh giá chính xác tình trạng. Các dữ liệu này sau đó sẽ được xử lý thông qua phần mềm đặc biệt để bác sĩ có thể theo dõi toàn bộ quá trình thay đổi của răng qua từng giai đoạn. Dựa trên những thông tin này để tạo ra bộ khay niềng trong suốt phù hợp nhất.
Thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn phương pháp niềng răng
Vấn đề sức khỏe răng luôn là yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tình trạng răng, gây ra những cảm giác đau đớn. Những vấn đề này có thể gây gián đoạn quá trình niềng răng. Vì thế, trước khi bắt đầu niềng, các bác sĩ sẽ điều trị các bệnh lý về răng để đảm bảo răng đủ khỏe mạnh để tiến hành niềng.
Điều trị tổng quát những bệnh lý về răng trước khi niềng
Phương pháp niềng răng không mắc cài hoạt động bằng cách điều chỉnh dần vị trí của răng thông qua việc sử dụng các khay niềng có kích thước khác nhau. Trong giai đoạn ban đầu, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những khay niềng có kích thước phù hợp với tình trạng hiện tại của răng. Điều này giúp bạn thích nghi với cảm giác căng tức răng khi đeo niềng.
Đeo khay niềng răng đầu tiên để dẫn di chuyển vị trí răng
Trung bình, mỗi khay niềng có thể di chuyển răng cần nắn chỉnh khoảng 0.1 mm. Bạn nên đeo khay niềng thường xuyên, ít nhất là 20 - 22 giờ mỗi ngày, chỉ tháo ra khi ăn hoặc vệ sinh răng miệng. Thông thường, mỗi khay niềng sẽ được sử dụng trong khoảng 2 tuần để nắn chỉnh răng. Mỗi tháng, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng và nhận bộ khay niềng mới để tiếp tục quá trình nắn chỉnh.
Thay khay niềng răng định kỳ để đảm bảo an toàn
Khi bạn đã sử dụng hết bộ khay niềng trong suốt, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả của quy trình niềng răng. Nếu bạn cảm thấy hài lòng với sự thay đổi của răng, thì không cần thiết phải tiếp tục đeo khay niềng nữa. Thay vào đó, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn đeo hàm duy trì răng.
Ngừng đeo khay niềng và sử dụng hàm duy trì
Quá trình niềng răng được chia thành nhiều giai đoạn gồm:
Trước khi gắn mắc cài, các chuyên gia sẽ thăm khám tổng quát, chụp phim và đánh giá tình trạng của cả răng lẫn xương hàm, từ đó đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tư vấn và thảo luận với bệnh nhân về việc lựa chọn loại mắc cài thích hợp nhất, sao cho quá trình chỉnh nha đạt được kết quả mong muốn và vẫn phù hợp với tài chính.
Trong ba tháng đầu của quy trình niềng răng, các bác sĩ có thể quyết định nhổ hoặc cắt kẽ răng tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Trong trường hợp răng khấp khểnh, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi khi niềng răng trong ba tháng đầu tiên. Mặc dù răng vẫn chưa được như mong đợi, nhưng việc nhận thấy sự di chuyển của răng trong thời gian này cho thấy tiềm năng hiệu quả của quá trình chỉnh nha.
Trong giai đoạn tiếp theo, hàm răng vẫn tiếp tục trải qua sự biến đổi, nhưng tốc độ này sẽ chậm hơn so với ba tháng đầu của quá trình điều trị. Đặc biệt đối với những trường hợp răng mọc chen chúc, dù răng vẫn được điều chỉnh nhanh chóng, nhưng thường xảy ra tình trạng răng cửa chìa ra ngoài. Do đó, khi đến giai đoạn 6 tháng của quy trình niềng răng, bác sĩ sẽ cần phải kiểm soát một cách cẩn thận để có thể điều chỉnh kịp thời.
Sau 9 tháng, chúng ta đã vượt qua một nửa chặng đường chỉnh nha, và đây là thời điểm cảm nhận rõ sự ổn định của hàm răng được tạo hình. Điều này được thể hiện thông qua việc mở rộng của cung xương hàm, sự hài hòa của khớp cắn, vào đúng vị trí của răng ở cả phía trên và dưới.
Giai đoạn sau 9 tháng trong quy trình niềng răng, cảm nhận rõ sự ổn định của hàm răng
Đây là những bước cuối cùng của quá trình niềng răng, những điều chỉnh răng còn lại được thực hiện giúp hàm răng hoàn thiện hơn. Việc này thường tập trung vào việc sửa những sai lệch nhỏ còn tồn tại và nâng cao tính thẩm mỹ.
Thời gian này sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và đặc điểm riêng của từng người. Khi thấy hàm răng đã đạt đến sự ổn định hoàn toàn, bác sĩ sẽ xem xét việc loại bỏ mắc cài từ các răng và bạn sẽ sử dụng các khí cụ định hình phù hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ kết thúc quá trình điều trị, hướng dẫn và nhắc nhở bạn những điều cần nhớ để đảm bảo kết quả điều trị tối ưu nhất.
Trước khi thực hiện quy trình niềng răng, bạn cần chú ý một số điều như sau:
Bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? Cả trẻ em và người lớn đều có thể niềng răng, khi bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu sai lệch nào trên răng nên thăm khám và bắt đầu chỉnh càng sớm càng tốt.
Niềng răng gồm 2 nhóm lớn là niềng răng mắc cài (mắc cài kim loại truyền thống, mắc cài kim loại tự đóng, mắc cài sứ, mắc cài sứ tự đóng, mắc cài kim loại mặt trong) và niềng răng Invisalign không mắc cài. Bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ để lựa chọn được phương pháp phù hợp để áp dụng vào quy trình niềng răng.
Niềng răng mắc cài và niềng răng Invisalign không mắc cài
Trước khi quyết định niềng răng, bạn nên lựa chọn một nha khoa uy tín để đảm bảo chất lượng và hạn chế biến chứng. Bạn nên chọn địa chỉ nhận được nhiều phản hồi tích cực từ những khách hàng trước. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu về giấy phép hoạt động của nha khoa, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực hành nghề.
Sau khi hoàn thành quy trình niềng răng, bạn cũng cần chú ý những vấn đề:
Bạn cần đi khám định kỳ đúng thời gian để bác sĩ theo dõi sự di chuyển của răng và can thiệp kịp thời nếu cần. Điều này giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết. Nhờ vào việc này, bất kỳ thay đổi nào về tình trạng của răng cũng có thể được phát hiện và xử lý kịp thời, giúp đảm bảo quy trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, đạt được kết quả tốt nhất.
Để đảm bảo kết quả niềng răng được bền vững và lâu dài, bạn nên đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi tháo niềng. Bằng cách này, bệnh nhân có thể duy trì sự ổn định và độ thẩm mỹ răng sau quy trình niềng răng.
Sử dụng hàm duy trì để kết quả niềng răng được bền vững
Sau khi tháo niềng, răng thường nhạy cảm và có thể gây đau nhức. Do đó, để giảm thiểu cảm giác không thoải mái này, bạn nên ưu tiên ăn các thực phẩm mềm như cháo, súp hoặc sữa. Tránh ăn các loại thức ăn cứng và dai để giúp răng dần dần hồi phục cung như thích nghi sau quá trình tháo niềng.
Sau khi hoàn thành quy trình niềng răng, bạn cần đảm bảo duy trì răng sạch sẽ để ngăn ngừa các vấn đề như mảng bám, cao răng, viêm nướu và hôi miệng. Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng để loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hãy thực hiện đúng kỹ thuật đánh răng và sử dụng nước súc miệng giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh, sạch sẽ.
Vệ sinh và chăm sóc răng niềng đúng cách
Hy vọng với những thông tin được NhaKhoaHub chia sẻ như trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình niềng răng và lựa chọn phương pháp niềng phù hợp, hiệu quả nhất. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải lựa chọn được nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng. Nếu bạn vẫn chưa biết nên niềng răng ở đâu, hãy điền form trên nền tảng NhaKhoaHub hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 0976 654 560 để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm kiếm nha khoa đáng tin cậy với mức chi phí phải chăng.