iconCall
iconZalo
Gọi miễn phí
Chat trên Messenger
iconMess
Chat trên Zalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắn

Tìm hiểu quy trình niềng răng mắc cài kim loại mới nhất

Đăng vào 18/06/2024
Phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại được áp dụng phổ biến tại các nha khoa hiện nay. Quy trình niềng răng mắc cài kim loại trải qua các bước như thăm khám, lên phác đồ, lấy mẫu hàm,... Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình niềng răng, sau đây NhaKhoaHub sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn!

Tìm hiểu niềng răng mắc cài kim loại là gì?


Niềng răng mắc cài kim loại là một phương pháp chỉnh nha truyền thống sử dụng lực siết từ mắc cài và dây cung để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn. Đây là loại mắc cài đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực chỉnh nha và đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp mọc răng lệch đặc biệt là những trường hợp phức tạp và nặng.

Cấu trúc và nguyên lý hoạt động


Mắc cài kim loại có cấu trúc chắc chắn và bền, có khả năng chịu đựng hầu hết các lực tương động hàng ngày mà không bị biến dạng hay hỏng hóc. Dây cung kim loại được gắn vào các mắc cài và tạo ra lực siết liên tục, giúp răng di chuyển dần dần về vị trí đúng trên cung hàm. 

Đối với những trường hợp sử dụng dây thun, dây này sẽ được thay đổi định kỳ để duy trì lực siết. Với mắc cài tự buộc có cơ chế tự động điều chỉnh lực siết mà không cần dây thun, giúp giảm thiểu sự can thiệp và tăng hiệu quả chỉnh nha.

Quy trình niềng răng mắc cài

Tìm hiểu niềng răng mắc cài kim loại



Thời gian điều trị


Thời gian niềng răng mắc cài kim loại thường kéo dài từ 18 đến 36 tháng, tùy thuộc vào tình trạng của răng và phác đồ điều trị. Đối với những trường hợp răng lệch lạc nặng, thời gian có thể kéo dài hơn, trong khi các trường hợp nhẹ hơn có thể hoàn tất sớm hơn dự kiến. Bác sĩ chỉnh nha sẽ theo dõi tiến trình điều trị và điều chỉnh lực siết khi cần thiết để đảm bảo răng di chuyển đúng hướng và đạt kết quả tốt nhất.

Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại


Lợi ích của niềng răng mắc cài kim loại



  1. Hiệu quả cao: Mắc cài kim loại mang lại kết quả chỉnh nha đáng tin cậy và ổn định, giúp cải thiện đáng kể tình trạng răng miệng của bệnh nhân.

  2. Chi phí hợp lý: So với các phương pháp niềng răng khác, niềng răng mắc cài kim loại có chi phí thấp hơn, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

  3. Độ bền cao: Vật liệu kim loại đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt, giúp duy trì hiệu quả điều trị trong suốt quá trình niềng răng.

  4. Mọi loại răng đều dùng được: Phương pháp này có thể điều trị hầu hết các trường hợp răng lệch lạc, từ nhẹ đến nặng, bao gồm cả những trường hợp phức tạp mà các phương pháp khác khó xử lý.


Hạn chế và các biện pháp cải thiện


Mặc dù niềng răng mắc cài kim loại mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số hạn chế cần lưu ý. Việc sử dụng kim loại có thể gây ra cảm giác khó chịu và có thể làm lộ mắc cài khi giao tiếp, khiến bạn tự ti. 

Để khắc phục, bạn có thể lựa chọn mắc cài kim loại tự buộc để đẩy nhanh quá trình điều trị, đạt hiệu quả niềng răng tốt. Ngoài ra, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng cũng cần chú trọng để tránh các vấn đề như viêm nướu hay sâu răng.

Xem thêm:

Có mấy loại niềng răng mắc cài kim loại?


Hiện nay, có ba loại niềng răng mắc cài kim loại phổ biến mà nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng răng miệng. Mỗi loại có đặc điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu và điều kiện của người dùng, cụ thể:

1. Mắc cài kim loại thường


Mắc cài kim loại thường hay mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp phổ biến và lâu đời nhất. Loại mắc cài này sử dụng dây cung, dây thun buộc và mắc cài để tạo lực kéo, giúp nắn chỉnh và kéo răng về vị trí mong muốn. 

Đặc điểm nổi bật của mắc cài kim loại thường là lực mạnh và liên tục, giúp điều chỉnh răng xô lệch nặng một cách hiệu quả. Phương pháp này được nhiều người lựa chọn do chi phí thấp hơn so với các loại niềng răng khác. Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế như gây khó chịu, dễ bị lộ mắc cài và dễ bị bung dây chun.

2. Mắc cài kim loại tự buộc


Mắc cài kim loại tự buộc là một cải tiến so với mắc cài kim loại truyền thống. Thay vì sử dụng dây thun để cố định dây cung, mắc cài tự buộc sử dụng các mắt khóa tự động. Các khóa này giúp cố định dây cung chắc chắn hơn, đồng thời khắc phục hạn chế của mắc cài buộc chun như co giãn, đứt hoặc vướng víu khi ăn uống.

Niềng răng mắc cài kim loại tự động

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc


Mắc cài tự buộc giúp giảm thời gian điều trị và số lần tái khám do khả năng duy trì lực kéo ổn định. Ngoài ra, việc không sử dụng dây thun cũng giúp việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu. Lực kéo được ổn định linh hoạt theo sự dịch chuyển của răng, tăng hiệu quả điều trị.

3. Mắc cài kim loại mặt trong


Mắc cài kim loại mặt trong hay niềng răng mặt lưỡi là một lựa chọn thẩm mỹ cao so với các phương pháp niềng răng khác. Thay vì gắn mắc cài ở mặt ngoài của răng, các mắc cài sẽ được gắn ở mặt trong, giấu kín và không lộ ra ngoài khi giao tiếp. Điều này giúp người niềng răng cảm thấy tự tin hơn trong các hoạt động hàng ngày. 

Tuy nhiên, mắc cài mặt trong cũng gây khó khăn cho người đeo khi vệ sinh răng miệng và dễ gây tổn thương cho lưỡi. Do vị trí gắn đặc biệt, việc điều chỉnh mắc cài và theo dõi quá trình điều trị cũng phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm cao từ bác sĩ.

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại ở các nha khoa hiện nay


Hiện nay, để đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng, các nha khoa đang áp dụng quy trình niềng răng chuẩn quốc tế, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của bộ Y tế với các bước:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn



  • Khi khách hàng đến nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sơ bộ tình trạng răng miệng hiện tại. Bước đầu này giúp bác sĩ nắm bắt tổng quan về các vấn đề răng miệng của khách hàng. 

  • Khách hàng sẽ được chụp X-quang Panorex và Cephalometric. Hai loại X-quang này giúp xác định chính xác mức độ hô, móm, vẩu, lệch lạc và các nguyên nhân gây nên khiếm khuyết răng miệng. 

  • Dựa trên kết quả chụp X-quang, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp nhất với tình trạng răng, hàm của khách hàng, cùng với các điều kiện về thời gian và chi phí. Bác sĩ cũng sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy trình niềng răng.


Bước 2: Lập kế hoạch điều trị bằng phần mềm Vceph 3D


Kết quả chụp X-quang Panorex và Cephalometric sẽ được nhập vào phần mềm Vceph 3D. Tại đây, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị chi tiết và chính xác, hiển thị rõ vị trí răng cần nắn chỉnh, tỷ lệ dịch chuyển răng, thời gian điều trị và dự đoán kết quả cuối cùng. Đây là bước rất quan trọng giúp người niềng răng hiểu rõ tình trạng răng hàm của mình và có cái nhìn cụ thể về quá trình điều trị cũng như kết quả cuối cùng.

Bước 3: Thỏa thuận và ký hợp đồng niềng răng


Sau khi lập kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ trình bày kế hoạch chi tiết cho khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý với kế hoạch điều trị, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng. Hợp đồng này nhằm đảm bảo về tiến độ điều trị, kết quả thẩm mỹ đạt được và chi phí điều trị. Đây cũng là bước quan trọng để khách hàng và nha khoa thống nhất các cam kết trong quá trình niềng răng.

Bước 4: Lấy dấu mẫu hàm


Trước khi gắn mắc cài, khách hàng sẽ được lấy dấu mẫu hàm. Những số liệu từ việc lấy dấu mẫu hàm cùng với kế hoạch điều trị và thông tin tình trạng răng miệng của khách hàng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm (Labo). Tại đây, các kỹ thuật viên sẽ chế tạo mắc cài phù hợp cho từng khách hàng, đảm bảo vừa vặn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

Bước 5: Tiến hành gắn mắc cài


Quá trình gắn mắc cài bắt đầu bằng việc bác sĩ gắn từng chiếc mắc cài lên răng của khách hàng. Sau đó, dây thun, dây cung môi và các thiết bị neo chặn sẽ được sử dụng để định hình và tạo lực kéo răng. Đối với những trường hợp phức tạp, có thể cần sử dụng thêm minivis đặc biệt để hỗ trợ quá trình di chuyển răng. Việc gắn mắc cài được thực hiện tỉ mỉ trong phòng khám vô trùng hiện đại, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Quá trình này giúp các răng lệch lạc nhanh chóng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của khách hàng.

Niềng răng mắc cài kim loại

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại



Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc sau khi niềng răng


Trước khi ra về, khách hàng sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc răng miệng sau khi gắn mắc cài. Bác sĩ sẽ cung cấp các lời khuyên về vệ sinh răng miệng, cách ăn uống và những điều cần tránh để đảm bảo mắc cài hoạt động hiệu quả và tránh gây tổn thương. 

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám định kỳ để kiểm tra độ dịch chuyển của răng và điều chỉnh lực kéo bằng cách thay thun định hình và dây cung môi. Việc tái khám định kỳ giúp duy trì tiến độ điều trị và đảm bảo kết quả cuối cùng như mong đợi.

Bước 7: Kết thúc quá trình điều trị


Khi quá trình điều trị hoàn tất theo kế hoạch ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài. Trong một số trường hợp, để duy trì kết quả sau khi niềng răng, bác sĩ có thể yêu cầu khách hàng sử dụng thêm hàm duy trì bằng nhựa cứng. Hàm duy trì giúp giữ răng ở vị trí mới và ngăn ngừa răng di chuyển trở lại vị trí cũ. Việc sử dụng hàm duy trì là bước quan trọng để đảm bảo kết quả điều trị bền vững và tránh tái phát sau khi niềng răng.

Xem thêm: Chi phí niềng răng mắc cài kim loại bao nhiêu tiền?

Bảng giá niềng răng mắc cài kim loại


Chi phí để thực hiện niềng răng mắc cài kim loại sẽ phụ thuộc vào độ khó của ca niềng, chất liệu mắc cài, cơ sở nha khoa,... Sau đây là bảng giá niềng răng mắc cài kim loại buộc chun, mắc cài kim loại tự buộc, mắc cài kim loại mặt lưỡi bạn tham khảo nhé!



























Loại mắc cài niềng răng kim loạiChi phí
Ốc Nông Rộng5.000.000 – 10.000.000đ
Niềng răng Không Mắc Cài Clear Aligner35.000.000 – 55.000.000đ
Mắc Cài Inox Thường22.000.000 – 30.000.000đ
Mắc Cài Tự Đóng (Inox)32.000.000 – 38.000.000đ
Mắc Cài Mặt Trong90.000.000 – 120.000.000đ

Những lưu ý khi niềng răng mắc cài kim loại


Ngoài tìm hiểu quy trình niềng răng mắc cài kim loại thì bạn cũng cần phải nắm rõ được các chú ý khi niềng răng để phòng ngừa các rủi ro, đảm bảo kết quả niềng tốt nhất.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên


Khi đeo niềng răng mắc cài kim loại, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng trở nên cực kỳ quan trọng. Bạn cần chú ý làm sạch mọi ngóc ngách từ các kẽ răng, giữa mắc cài và răng, cũng như dọc theo dây cung. 

Để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ, bạn nên sử dụng kết hợp nhiều công cụ vệ sinh như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và máy tăm nước. 

  • Chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn mắc kẹt và mảng bám giữa các kẽ răng. 

  • Bàn chải kẽ đặc biệt hiệu quả trong việc làm sạch xung quanh mắc cài, nơi mà bàn chải thông thường khó tiếp cận. 

  • Máy tăm nước sẽ giúp làm sạch các mảnh vụn thức ăn và mảng bám mà bàn chải hay chỉ nha khoa không chạm tới, đảm bảo răng và nướu luôn trong tình trạng sạch sẽ và khỏe mạnh.


Lưu ý khi niềng răng mắc cài kim loại

Lưu ý khi niềng răng mắc cài



Tái khám định kỳ


Kiểm tra răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, đây là điều rất quan trọng để bác sĩ điều chỉnh lực siết, phương án điều trị với tình hình răng chạy thực tế của bạn. Qua đó đảm bảo rằng quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất.

Chế độ ăn uống hợp lý


Khi đeo niềng răng mắc cài kim loại, chế độ ăn uống của bạn cũng cần phải chú ý để tránh các vấn đề có thể ảnh hưởng đến mắc cài và răng. Bạn nên chọn các thức ăn mềm, dễ nhai như súp, cháo, sữa chua, trái cây mềm và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không cần nhai quá nhiều. Hạn chế ăn những đồ ăn cứng như kẹo cứng, hạt các loại thịt dai, cứng, bởi chúng có thể làm hỏng mắc cài hoặc đau răng.

Hạn chế đồ ngọt


Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn đồ ngọt như kẹo, bánh, nước ngọt có ga, vì chúng có thể dễ gây ra sâu răng và các bệnh lý khác về răng miệng. Lượng đường trong các loại thực phẩm này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nguy cơ cao mắc sâu răng và viêm nướu. 

Lưu ý sau khi tháo niềng răng


Để duy trì kết quả sau khi niềng răng, việc tái khám định kỳ và đeo hàm duy trì đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số nguyên tắc bạn nên tuân thủ:

  • Tuân thủ thời gian đeo hàm: Đeo hàm theo lịch trình được đề xuất bởi bác sĩ. Điều này giúp duy trì sự ổn định của răng sau khi niềng.

  • Tuân thủ kỹ thuật tháo lắp: Khi tháo lắp hàm, hãy tuân thủ đúng kỹ thuật để không gây tổn thương cho răng và hàm.

  • Vệ sinh hàm duy trì: Hàm duy trì cần được vệ sinh thường xuyên. Sử dụng bàn chải và chỉ đánh răng như bình thường. Đặc biệt, vệ sinh hàm sau khi ăn uống để tránh việc thức ăn bám vào.

  • Tái khám đúng hẹn: Điều này cho phép bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định của răng và can thiệp kịp thời nếu có vấn đề phát sinh."


Kết luận 


Quy trình niềng răng mắc cài kim loại hiện đại không chỉ đảm bảo mang lại kết quả thẩm mỹ cao mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của khách hàng. Từ bước thăm khám ban đầu, lập kế hoạch điều trị chi tiết bằng phần mềm Vceph 3D, đến quá trình gắn mắc cài và hướng dẫn chăm sóc sau điều trị, tất cả đều được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc tuân thủ quy trình nghiêm ngặt này giúp khách hàng yên tâm hơn và đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả và bền vững. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại lời nhắn trên NhaKhoaHub hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 0976 654 560 để được tư vấn miễn phí.
Bùi Thị Ngọc Oanh
Facebook
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.