iconCall
iconMessiconZalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắnalert

So sánh ưu nhược điểm của mắc cài kim loại thường và tự buộc

Đăng vào 21/06/2024
Khi tìm hiểu về niềng răng, bạn có thể biết về loại mắc cài thường và mắc cài tự buộc. Tuy nhiên bạn khá băn khoăn không biết lựa chọn loại mắc cài nào cho phù hợp. Đừng lo lắng, bài viết này NhaKhoaHub sẽ giải đáp cho bạn về mắc cài kim loại và tự buộc có ưu nhược điểm như thế nào? Chi phí niềng hai loại này, cùng theo dõi ngay nhé!

1. So sánh mắc cài kim loại thường và tự buộc


Để tìm hiểu kỹ hơn về mắc cài kim loại thường và mắc cài tự buộc sau đây là một số ưu nhược điểm của phương pháp này:

1.1. Ưu điểm


1.1.1 Mắc cài kim loại thường (mắc cài buộc chun)



  • Giá thành:


Mắc cài kim loại thường có chi phí thấp hơn so với mắc cài kim loại tự buộc. Vì vậy mà được rất nhiều người lựa chọn khi không có nhiều chi phí chỉnh nha. 

  • Tính thẩm mỹ


Một trong những lợi thế của mắc cài kim loại thường là khả năng thay đổi màu sắc của dây thun thích hợp với những người có cá tính, đặc biệt là trẻ em. Giúp quá trình niềng răng trở nên thú vị và ít nhàm chán.

Mắc cài buộc chun có màu sắc bắt mắt thu hút nhiều bé từ 12 - 17 tuổi niềng

Mắc cài buộc chun có màu sắc bắt mắt thu hút nhiều bé từ 12 - 17 tuổi niềng




  • Quy trình, công nghệ đơn giản


Mắc cài kim loại thường không đòi hỏi sử dụng quá nhiều công nghệ cao trong quá trình niềng răng. Quy trình lắp đặt và điều chỉnh mắc cài tương đối đơn giản và dễ thực hiện, không phức tạp và tiết kiệm thời gian trong các buổi hẹn chỉnh nha. 

  • Thời gian điều trị


Mắc cài kim loại thường thường tạo ra lực siết mạnh, giúp di chuyển răng nhanh chóng và hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến thời gian điều trị ngắn hơn so với một số phương pháp chỉnh nha khác. Đối với những người muốn niềng răng trong thời gian ngắn thì mắc cài kim loại thường là một lựa chọn phù hợp.

1.1.2. Mắc cài kim loại tự buộc (tự đóng)



  • Cấu trúc và chức năng


Mắc cài kim loại tự buộc có thiết kế hiện đại hơn, với cơ chế tự khóa giúp giữ dây cung mà không cần sử dụng dây thun. Nhờ đó mà giảm thiểu ma sát và cho phép răng di chuyển linh hoạt hơn trong suốt quá trình chỉnh nha.

  • Dễ vệ sinh


Mắc cài tự buộc giúp dễ dàng vệ sinh hơn ở phần mắc cài có thể dùng bàn chải kẽ, máy tăm nước để làm sạch mảng bám thức ăn. Nhờ đó giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề về nướu, sâu răng.

  • Hiệu quả cao trong chỉnh nha


Mắc cài tự buộc thường tạo ra lực liên tục và nhẹ nhàng hơn, giúp giảm bớt cảm giác đau nhức và khó chịu so với mắc cài thường. Vì vậy mà giúp quá trình chỉnh nha trở nên thoải mái hơn cho bệnh nhân.

Dùng mắc cài kim loại tự đóng cho hiệu quả chỉnh nha tốt

Dùng mắc cài kim loại tự đóng cho hiệu quả chỉnh nha tốt



1.2. Nhược điểm


1.2.1 Mắc cài kim loại thường (mắc cài buộc chun)



  • Tổn thương mô mềm


Mắc cài kim loại thường có thể gây ra sự khó chịu và tổn thương cho các mô mềm xung quanh trong miệng như môi, má và nướu. Vì mắc cài được làm từ kim loại và có cạnh sắc, có thể cọ xát khi ăn uống, nói chuyện gây ra cảm giác đau và thậm chí là vết loét. 

Đối với những người có mô mềm nhạy cảm, điều này có thể là một vấn đề lớn, khiến quá trình niềng răng trở nên khó chịu và phiền toái.

  • Nguy cơ rơi mắc cài


Quá trình sinh hoạt thường ngày mắc cài kim loại thường dễ bị lỏng lẻo hoặc rơi ra. Nguyên nhân có thể do va chạm mạnh, nhai thức ăn cứng hoặc không cẩn thận khi vệ sinh răng miệng. 

Khi mắc cài rơi ra, việc ăn uống và vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn và bạn cần phải đến nha sĩ để gắn lại rất bất tiện và mất thời gian.

Nguy cơ dễ bung mắc cài khi ăn nhai

Nguy cơ dễ bung mắc cài khi ăn nhai




  • Tính thẩm mỹ không cao


Mắc cài kim loại thường có dây thun màu sắc, điều này có thể không phù hợp với những người trưởng thành. Màu sắc của dây thun dễ bị lộ, làm cho nụ cười trông không tự nhiên. Đối với những người làm việc trong môi trường yêu cầu về hình thức chuyên nghiệp sẽ có chút bất tiện.

  • Độ đàn hồi của dây thun


Dây thun sử dụng trong mắc cài kim loại thường có độ đàn hồi kém, dễ bị đứt hoặc tuột ra khi nhai thức ăn hoặc sử dụng hàng ngày. Độ bền của dây thun không cao, dẫn đến việc phải thay thế thường xuyên, gây bất tiện cho người dùng. Khi dây thun bị đứt hoặc tuột ra, lực siết của mắc cài không còn hiệu quả, làm giảm hiệu quả của quá trình chỉnh nha.

  • Tần suất tái khám


Với mắc cài kim loại thường, bệnh nhân cần đến nha sĩ để tái khám và điều chỉnh mắc cài thường xuyên hơn. Do dây thun và mắc cài dễ bị dãn hoặc tuột ra, bác sĩ phải kiểm tra và điều chỉnh định kỳ để đảm bảo lực siết đúng và hiệu quả. Điều này có thể gây bất tiện cho những người bận rộn hoặc ở xa nha khoa. 

1.2.2 Mắc cài kim loại tự buộc (tự đóng)



  • Chi phí


Chi phí mắc cài tự buộc thường cao hơn so với mắc cài buộc chun, do công nghệ tiên tiến và vật liệu sử dụng. Do đó mà với người không có nhiều tài chính thì đây là một cản trở lớn.

  • Công nghệ cao


Mắc cài tự buộc yêu cầu công nghệ và kỹ thuật gắn mắc cài phức tạp hơn, do đó cần bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm và tay nghề cao. 

  • Thời gian điều trị


Mặc dù mắc cài tự buộc mang lại sự thoải mái hơn trong quá trình điều trị, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn so với mắc cài thường do lực di chuyển nhẹ nhàng hơn. 

 

Xem thêm:

2. Mắc cài kim loại thường và tự buộc phù hợp với đối tượng nào?


Niềng răng bằng phương pháp nào cũng đạt được hiệu quả nhất định, tuy nhiên với từng loại niềng sẽ phù hợp với tình trạng răng miệng khác nhau, cụ thể:

2.1. Mắc cài kim loại thường


2.1.1 Người có răng khuyết điểm lớn


Những người có răng với khuyết điểm lớn, như răng thò thụt, mọc xiên vẹo, thường được chỉ định niềng răng bằng mắc cài kim loại buộc chun. Không chỉ có khả năng khắc phục các vấn đề răng hô, móm, hay khấp khểnh thông thường, mắc cài kim loại thường còn hiệu quả trong các trường hợp sai lệch phức tạp hơn. 

Với thiết kế đơn giản và lực siết mạnh, phương pháp này có thể giúp điều chỉnh những khuyết điểm lớn trên răng một cách hiệu quả, mang lại nụ cười đều đẹp và cải thiện chức năng nhai.

Mắc cài buộc chun thích hợp chỉnh nha cho những trường hợp nhẹMắc cài buộc chun thích hợp chỉnh nha cho những trường hợp nhẹ



2.1.2. Trẻ em ở giai đoạn từ 12-17 tuổi


Giai đoạn từ 12-17 tuổi là "thời kỳ vàng" để thực hiện niềng răng, vì ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu mọc răng vĩnh viễn nhưng cấu trúc xương hàm vẫn đang phát triển và dễ dàng điều chỉnh. Niềng răng ở giai đoạn này giúp việc nắn chỉnh răng trở nên dễ dàng hơn và có thể rút ngắn thời gian điều trị. 

Bên cạnh đó, sử dụng mắc cài kim loại thường với dây thun nhiều màu sắc có thể làm cho quá trình niềng răng trở nên thú vị và ít gây chán nản cho trẻ. Thời gian niềng răng cho trẻ em thường dao động trong khoảng 6 tháng đến 1 năm đối với những trường hợp sai lệch thông thường, giúp trẻ sớm có được hàm răng đều đẹp và tự tin hơn trong giao tiếp.

2.1.3. Người muốn niềng răng trong thời gian ngắn


Đối với những người mong muốn có kết quả nhanh chóng và không quá quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ trong quá trình niềng răng, mắc cài kim loại thường là lựa chọn phù hợp. Phương pháp này được đánh giá cao về tốc độ nắn chỉnh răng, giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn một cách hiệu quả và nhanh chóng. 

Bạn chỉ mất khoảng gần 2 năm là có thể hoàn tất quá trình niềng răng và tháo niềng. Đây là khoảng thời gian ngắn so với nhiều phương pháp niềng răng khác, giúp bệnh nhân nhanh chóng đạt được hàm răng đều đẹp mà không phải chờ đợi quá lâu.

2.2. Mắc cài kim loại tự buộc


Phương pháp này có thể áp dụng hiệu quả cho nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm các tình trạng sau:

2.2.1.Răng mọc chen chúc, lệch lạc


Tình trạng răng mọc chen chúc, lệch lạc, không nằm đúng vị trí là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dẫn đến nguy cơ sâu răng và viêm nướu cao hơn. Mắc cài kim loại giúp sắp xếp lại răng một cách chính xác trên cung hàm, tạo ra một nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh.

Mắc cài kim loại tự buộc phù hợp với răng khấp khểnh, mọc lệch

Mắc cài kim loại tự buộc phù hợp với răng khấp khểnh, mọc lệch



2.2.2. Miệng móm


Những người có tình trạng miệng móm, hàm răng dưới nhô ra trước nhiều hơn hàm cửa trên thì dùng mắc cài tự buộc để điều chỉnh khớp cắn. 

2.2.3. Răng hô


Những người có tình trạng răng hô, sử dụng mắc cài kim loại giúp điều chỉnh vị trí răng cửa trên, đưa chúng về đúng vị trí trên cung hàm, cải thiện cả thẩm mỹ và chức năng.

2.2.4. Hở cung răng 


Những người có tình trạng hở cung răng ở cả hai hàm, tức là khi khép miệng lại nhưng các răng cửa không chạm nhau. Hở cung răng có thể gây khó khăn trong việc ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ gương mặt. Do đó, sử dụng mắc cài kim loại giúp điều chỉnh vị trí các răng, khép kín khoảng trống giữa các răng cửa và cải thiện chức năng cắn và nhai.

Bị hở cung răng nên dùng mắc cài kim loại tự buộc

Bị hở cung răng nên dùng mắc cài kim loại tự buộc



2.2.5. Răng khấp khểnh, răng vẩu, khớp cắn ngược


Những trường hợp này, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra các vấn đề về khớp hàm và chức năng cắn nhai. Mắc cài kim loại tự buộc giúp đưa răng về vị trí chính xác, cải thiện cả thẩm mỹ và chức năng của hàm.

 

Xem thêm:

3. Bảng giá niềng răng mắc cài kim loại thường và tự buộc?


Dưới đây là bảng chi phí niềng răng mắc cài kim loại buộc chun và tự buộc được tổng hợp từ các nha khoa lớn hiện nay, cụ thể:























Niềng răng mắc càiChi phí
Niềng răng mắc cài kim loại thường (ca dễ)25.000.000 đồng
Niềng răng mắc cài kim loại thường (ca khó)30.000.000 đồng
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc (ca dễ)35.000.000 đồng
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc (ca khó)45.000.000 đồng

Lưu ý: Bảng chi phí chỉ mang tính chất tham khảo, về giá niềng cụ thể của từng loại có sự thay đổi phụ thuộc vào nha khoa, phương pháp điều trị, dịch vụ phát sinh kèm theo, khu vực,...



4. Phân biệt mắc cài kim loại thường và tự buộc?


Nhiều người khi mới tìm hiểu về niềng răng mắc cài thường hay mắc cài tự đóng sẽ chưa hiểu rõ được các vấn đề, sau đây là những điểm để phân biệt hai loại mắc cài:

So sánh mắc cài kim loại thường và tự buộc

So sánh mắc cài kim loại thường và tự buộc































Mắc cài buộc chunMắc cài tự buộc
Cấu tạo

  • Dây cung được lắp trong rãnh mắc cài và được cố định bằng dây thun.

  • Mỗi răng sẽ có một dây thun nhỏ để giữ dây cung ở đúng vị trí.




  • Dây cung cũng được lắp trong rãnh mắc cài, nhưng được cố định bằng các chốt tự động.

  • Thiết kế này giúp giữ dây cung mà không cần dùng dây thun, làm giảm ma sát và tăng cường hiệu quả chỉnh nha.


Chi phí

  • Chi phí thấp hơn so với mắc cài tự buộc.

  • Thích hợp cho những người có ngân sách hạn chế nhưng vẫn muốn đạt được hiệu quả chỉnh nha.




  • Chi phí cao hơn do công nghệ và vật liệu phức tạp hơn.

  • Tuy nhiên, hiệu quả và tiện lợi mang lại thường xứng đáng với chi


Thời gian

  • Thời gian tái khám thường lâu hơn do bác sĩ phải thay từng dây thun.

  • Nếu cần thay dây cung, quá trình này còn kéo dài hơn nữa, làm tăng thời gian điều trị.

  • Nếu không tới tái khám thường xuyên, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình và thời gian niềng răng do dây thun bị giãn và giảm hiệu quả.




  • Thời gian tái khám nhanh gấp 3 lần vì không cần phải thay dây thun.

  • Nếu cần thay dây cung, quá trình này cũng nhanh hơn do chỉ cần bật nắp mắc cài, lắp dây và đóng nắp lại.

  • Nếu không thể tái khám thường xuyên, tiến trình niềng răng vẫn không bị ảnh hưởng nhiều do thiết kế tự buộc duy trì lực siết đều đặn.


Lực kéo răng

  • Lực tác động lên răng không đồng đều trong các thời điểm khác nhau.

  • Thời gian đầu mới thay dây thun, lực siết mạnh hơn và giảm dần khi dây thun bị giãn theo thời gian.

  • Sự biến động này có thể làm cho quá trình chỉnh nha không được ổn định và yêu cầu phải thay thun thường xuyên.




  • Lực tác động lên răng đồng đều ở các thời điểm khác nhau.

  • Do không sử dụng dây thun, lực siết không bị biến động và duy trì ổn định, giúp răng di chuyển liên tục và hiệu quả hơn.

  • Niềng răng bằng mắc cài kim loại tự đóng rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả niềng răng.



5. Lời kết


Như vậy cả mắc cài kim loại thường và tự buộc đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc sử dụng loại mắc cài kim loại nào để niềng răng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bạn, tình trạng răng miệng, ngân sách và nha khoa. Với các thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức trong việc tìm hiểu và lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp. Để xem báo giá, review niềng răng, nha khoa uy tín hay truy cập NhaKhoaHub ngay, chuyên trang đánh giá nha khoa hàng đầu hiện nay!