Trong quá trình cải thiện nụ cười và sức khỏe răng miệng, việc chọn phương pháp niềng răng và các loại mắc cài niềng răng phù hợp là một quyết định quan trọng. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại mắc cài niềng răng khác nhau được ứng dụng, mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Hãy cùng NhaKhoaHub tìm hiểu về những loại mắc cài niềng răng thường được sử dụng nhất để có cái nhìn tổng quan nhất qua bài viết bên dưới đây nhé!
1. Niềng răng mắc cài là gì?
Niềng răng mắc cài là một phương pháp điều trị nha khoa hiệu quả dùng để điều chỉnh vị trí của răng. Quá trình này bắt đầu bằng việc gắn mắc cài lên bề mặt của răng. Kết hợp với dây cung và các thiết bị chỉnh nha khác, niềng răng mắc cài tạo ra một lực kéo nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp răng di chuyển đều đặn và đúng vị trí trong khuôn hàm.
Niềng răng mắc cài là một phương pháp điều trị nha khoa hiệu quả
Điểm đặc biệt của phương pháp này là khả năng khắc phục nhiều vấn đề răng miệng khác nhau, từ những trường hợp đơn giản như răng hô, móm đến những trường hợp phức tạp như răng thưa, lệch lạc. Điều này không chỉ mang lại một hàm răng đẹp mà còn cải thiện sức khỏe nói chung. Vì răng sẽ được sắp xếp đúng cách, dễ dàng vệ sinh hơn, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Xem thêm: Niềng răng mất bao lâu thì hoàn thành? Phụ thuộc yếu tố nào?2. Các loại mắc cài niềng răng thường được sử dụng nhất
Dưới đây là một số các loại mắc cài niềng răng thường được sử dụng nhất và những ưu điểm cũng như hạn chế của chúng. Mọi người cũng có thể theo dõi để tìm kiếm cho mình một loại mắc cài phù hợp nhất để quá trình niềng răng được suôn sẻ nhất.
2.1. Mắc cài kim loại
Niềng răng với mắc cài kim loại truyền thống là một phương pháp độc đáo trong điều trị chỉnh nha, sử dụng mắc cài, dây cung và thun để tạo lực kéo nhẹ nhàng giúp răng di chuyển đều và đúng vị trí trên khuôn hàm. Điều đặc biệt là thun có độ đàn hồi tốt, giữ dây cung ổn định, đảm bảo quá trình chỉnh răng liên tục và hiệu quả.
Niềng răng mắc cài kim loại
Ưu điểm khi sử dụng mắc cài kim loại:
- Chi phí thực hiện thấp: Phương pháp niềng răng này thường có chi phí thấp hơn so với các phương pháp niềng răng thẩm mỹ khác. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với những người có ngân sách hạn chế.
- Thực hiện được cho các trường hợp răng miệng phức tạp: Với hệ thống mắc cài và dây cung được gắn chặt trên răng, phương pháp này có thể khắc phục được nhiều vấn đề phức tạp như răng hô, móm, lệch lạc, ngay cả trong những trường hợp khó hoặc phức tạp.
- Rút ngắn thời gian niềng răng: Nhờ lực kéo ổn định và liên tục, niềng răng mắc cài kim loại truyền thống có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị so với các phương pháp khác, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
Xem thêm: Tìm hiểu quy trình niềng răng mắc cài kim loại mới nhấtHạn chế khi sử dụng mắc cài kim loại:
- Thiếu tính thẩm mỹ: Mắc cài kim loại và hệ thống dây cung gắn trên răng có thể làm giảm tính thẩm mỹ của nụ cười. Việc này khiến cho một số người cảm thấy không thoải mái khi phải "khoe" một nụ cười với nhiều mắc cài và dây cung trong quá trình giao tiếp.
- Nguy cơ bung mắc cài và thun: Trong một số trường hợp, việc ăn những thức ăn quá cứng hoặc quá dai có thể gây ra việc bung mắc cài hoặc thun. Điều này đòi hỏi người niềng răng phải hạn chế một số thực phẩm để tránh tình trạng này và đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ.
Những điểm này cần được xem xét cẩn thận khi quyết định về việc sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.
2.2. Mắc cài sứ
Niềng răng với mắc cài sứ là một phương pháp điều trị chỉnh nha được khá nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt đáng chú ý là các mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, mang lại tính thẩm mỹ cao và tự nhiên hơn.
Niềng răng mắc cài sứ
Ưu điểm khi sử dụng mắc cài sứ:
- Tính thẩm mỹ cao: Mắc cài sứ có màu sắc tương tự với màu của răng, giúp làm cho quá trình niềng răng trở nên không dễ nhận biết khi bạn cười hay giao tiếp. Điều này giúp tạo cảm giác tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
- Hiệu quả chỉnh nha cao: Phương pháp này không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn giúp khắc phục nhanh chóng các vấn đề về răng như răng hô, móm, thưa, lệch lạc. Mặc dù thời gian điều trị có thể lâu hơn so với mắc cài kim loại, nhưng hiệu quả cuối cùng là khá tốt.
Hạn chế khi sử dụng mắc cài sứ:
- Dễ vỡ khi va chạm mạnh: Mắc cài sứ rất dễ bị vỡ khi tiếp xúc với va đập mạnh hoặc trong các hoạt động thể thao dùng nhiều sức lực. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra hiếm hoi và không phải lúc nào cũng gây ra vấn đề nghiêm trọng.
- Chi phí khá cao: Với tính thẩm mỹ và hiệu quả điều trị cao, mắc cài sứ thường có chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại truyền thống, với mức tăng từ 10 đến 15 triệu đồng.
2.3. Mắc cài tự đóng
Mắc cài kim loại tự đóng là một cải tiến từ phương pháp mắc cài kim loại truyền thống. Điểm đặc biệt của nó là sử dụng hệ thống nắp trượt thay thế cho dây thun, giữ cố định dây cung vào các mắc cài.
Niềng răng mắc cài tự đóng
Ưu điểm của mắc cài tự đóng khi niềng răng:
- Giảm trình trạng bị ê răng: So với việc sử dụng dây thun cố định, mắc cài kim loại tự đóng giúp giảm đi cảm giác ê răng và không thoải mái cho người niềng răng.
- Mang lại hiệu quả cao: Hệ thống nắp trượt tự động được thiết kế chắc chắn, giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục và hiệu quả. Điều này giúp khắc phục nhanh chóng các vấn đề như răng hô, móm, thưa, lệch lạc.
- Dễ vệ sinh răng miệng: Mắc cài và dây cung của phương pháp này có khả năng chống bám hiệu quả, giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Hạn chế của mắc cài tự động khi niềng răng:
- Thiếu tính thẩm mỹ: Như các loại mắc cài kim loại khác, mắc cài tự đóng cũng có thể làm giảm tính thẩm mỹ của nụ cười do mắc cài và dây cung lộ rõ trên bề mặt răng. Điều này có thể không phù hợp với những người có nhu cầu xuất hiện thường xuyên trước công chúng.
- Gây khó chịu đối với người sử dụng: Chốt của mắc cài tự đóng có thể lớn hơn so với mắc cài thông thường. Từ đó gây ra cảm giác cộm và khó chịu ban đầu cho người niềng răng. Tuy nhiên, sau khi quen với sự hiện diện của mắc cài, cảm giác này sẽ giảm đi.
2.4. Mắc cài mặt trong (mặt lưỡi)
Niềng răng với mắc cài mặt sau là một phương pháp chỉnh nha đặc biệt. Tuy nhiên lại ít phổ biến trên thị trường. Nguyên nhân xuất phát từ những yêu cầu về kỹ năng chỉnh nha đặc biệt mà không phải tất cả các nha sĩ nào cũng có khả năng thực hiện. Việc này đòi hỏi sự chuyên môn và trải nghiệm để thực hiện một cách thành thạo.
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi
Ưu điểm khi niềng răng với mắc cài mặt sau:
- Tính thẩm mỹ cao: Mắc cài được giấu kín phía sau răng, không làm ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày và nụ cười được tự tin hơn.
- Hiệu quả điều chỉnh: Phương pháp này có thể hiệu quả trong việc điều chỉnh vị trí của răng mà không gây ra sự không thoải mái đáng kể.
- An toàn: Việc gắn mắc cài trong răng không gây tổn thương hoặc đau đớn cho mô mềm xung quanh.
Hạn chế khi niềng răng với mắc cài mặt sau:
- Thời gian và chi phí: Thường mất thời gian và yêu cầu chi phí cao hơn so với các phương pháp niềng răng khác.
- Khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh: Mắc cài mặt trong có thể làm cho việc ăn uống và vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi cơ thể cần thích nghi.
- Yêu cầu kỹ năng của bác sĩ: Để thực hiện niềng răng mắc cài mặt trong một cách hiệu quả, bác sĩ phải có tay nghề và kỹ năng cao, cũng như kiến thức chuyên môn vững vàng.
3. Một số câu hỏi khi niềng răng mắc cài
Dưới đây là một số câu hỏi thường xuyên gặp nhất trong quá trình niềng răng mắc cài:
3.1. Niềng răng mắc cài có tốt không?
Trong việc xem xét liệu có nên chọn niềng răng mắc cài hay không, ta cần cân nhắc các yếu tố ưu và nhược điểm của phương pháp này. Niềng răng mắc cài sử dụng các mắc cài kim loại và hệ thống dây cung chắc chắn, tạo ra lực kéo ổn định và liên tục. Điều này khiến phương pháp này rất phù hợp với các tình trạng răng như răng hô, móm hoặc răng lệch lạc ở mức độ khó hoặc phức tạp.
Niềng răng mắc cài với nhiều ưu điểm
Thêm vào đó, niềng răng mắc cài cũng được biết đến với mức chi phí thấp hơn so với nhiều phương pháp niềng răng khác. Sự đơn giản trong thiết kế cùng với độ cứng và bền chắc của mắc cài kim loại giúp đảm bảo hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, trước khi quyết định, việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ nha khoa để hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của phương pháp này là cực kỳ quan trọng. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định thông thái và phù hợp nhất với tình trạng răng của mình.
Xem thêm:3.2. Niềng răng mắc cài tốn bao nhiêu thời gian?
Thời gian niềng răng của các loại mắc cài có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm tình trạng ban đầu của răng, độ tuổi và phương pháp điều trị được áp dụng. Đối với mắc cài trung bình, quãng thời gian niềng có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm. Tuy nhiên, đối với trẻ em, thời gian này có thể ngắn hơn, thường khoảng từ 1.5 đến 2 năm. Lý do cho sự khác biệt này là do ở độ tuổi trẻ, xương hàm và răng vẫn trong quá trình phát triển, do đó, chúng có khả năng di chuyển và thích ứng nhanh chóng với áp lực của mắc cài.
Điều quan trọng là việc thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nha khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kế hoạch điều trị cụ thể và thời gian niềng răng dự kiến của bạn. Với sự hỗ trợ và theo dõi chuyên nghiệp từ các chuyên gia, quá trình niềng răng sẽ được tiến hành một cách hiệu quả và an toàn nhất.
4. Giá tham khảo của các loại niềng răng mắc cài hiện nay
Dưới đây là bảng giá niềng răng các phương pháp mắc cài kim loại mới nhất trên thị trường. Lưu ý rằng đây chỉ là các mức giá để mọi người tham khảo:
- Niềng răng mắc cài kim loại: 32 - 44 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc / tự khóa: 45 - 57 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài sứ cao cấp: 45 - 57 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài sứ tự đóng / tự khóa: 51 - 63 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài mặt trong: 85 - 125 triệu đồng
Loại mắc cài |
Chi phí (VNĐ) |
Niềng răng mắc cài kim loại |
32.000.000 - 44.000.000 |
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc |
45.000.000 - 57.000.000 |
Niềng răng mắc cài sứ cao cấp |
45.000.000 - 57.000.000 |
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng (tự khóa) |
51.000.000 - 63.000.000 |
Niềng răng mắc cài mặt trong |
85.000.000 - 125.000.000 |
*Bảng giá trên chỉ mang tính tham khảo, giá thực tế còn phụ thuộc vào tình trạng răng niềng, cơ sở nha khoa và thời điểm niềng năng. Để biết thêm chi tiết về bảng giá niềng răng, bạn vui lòng liên hệ đến nha khoa phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Tìm kiếm nha khoa niềng răng uy tín tại:
Danh sách nha khoa niềng răng tốt nhấtMức giá của các loại niềng răng mắc cài khác nhau do có ưu nhược điểm khác nhau
Mỗi phương pháp niềng răng có ưu và nhược điểm riêng, dẫn đến sự chênh lệch về chi phí. Để hiểu rõ hơn về từng phương pháp và lựa chọn phù hợp nhất cho mình, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin tại
NhaKhoaHub. Là địa điểm chuyên cung cấp các thông tin nha khoa và chăm sóc răng miệng tốt nhất hiện nay. Với phương châm là người đồng hành để góp phần mang đến nụ cười tự tin cho mọi người,
NhaKhoaHub sẽ hỗ trợ mọi người tối đa để chăm sóc sức khỏe răng miệng được tốt nhất.
Dù là mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng trong suốt hay mắc cài sứ cao cấp, mỗi loại đều mang lại những ưu điểm và hạn chế riêng. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, mọi người sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về các loại mắc cài niềng răng phổ biến nhất hiện nay. Từ đó lựa chọn cho mình được loại mắc cài phù hợp nhất nhé! Hãy để lại thắc mắc của bạn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại
0976 654 560 để được tư vấn trực tiếp.