[Giải đáp] Bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?

Đăng vào 24/02/2024

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha phổ biến được nhiều người lựa chọn để sở hữu hàm răng đều đặn, chắc khỏe. Tuy nhiên, không phải bất kỳ độ tuổi nào cũng niềng răng. Vậy bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của NhaKhoaHub để biết thêm thông tin, giúp quá trình niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất.

Mời bạn xem thêm: CẬP NHẬT TOP 10+ NHA KHOA NIỀNG RĂNG TỐT NHẤT TẠI HÀ NỘI

1. Bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?

Niềng răng không chỉ dành riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên, người trưởng thành cũng có thể áp dụng phương pháp này nếu hàm răng của họ vẫn còn điều chỉnh được. Tuy nhiên, khi tuổi càng trẻ, quá trình điều chỉnh răng thường ít phức tạp và hiệu quả hơn. Quá trình niềng răng thường bắt đầu khi phát hiện các sai lệch sau khi thay răng sữa, việc can thiệp sớm giúp xương hàm và răng phát triển đồng đều.

Trẻ em từ 6 tuổi được khuyến nghị có thể niềng răng vì đây là giai đoạn thay răng sữa thành răng vĩnh viễn. Việc niềng răng ở độ tuổi này giúp điều chỉnh vị trí của các răng vĩnh viễn khi chúng bắt đầu phát triển. Lúc này, hàm răng của trẻ còn linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh nên quá trình niềng ít phức tạp và hiệu quả hơn. Áp dụng phương pháp chỉnh nha từ sớm cũng giúp phòng tránh các vấn đề về răng miệng và hàm mặt trong tương lai.

Trẻ em từ 6 tuổi được khuyến nghị có thể niềng răng

Trẻ em từ 6 tuổi được khuyến nghị có thể niềng răng

2. Lợi ích khi lựa chọn đúng thời điểm niềng răng

Niềng răng đúng thời điểm mang lại nhiều lợi ích như sau:

2.1. Cải thiện khuyết điểm về răng

Khi răng mọc lệch với vị trí trong cung hàm có thể dẫn đến các vấn đề như răng hô, răng móm, răng thưa, hàm bị lệch… Điều này khiến quá trình ăn uống vào giao tiếp trở nên khó khăn. Nếu không được can thiệp điều chỉnh kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề như khớp cắn không đều, viêm nướu… Niềng răng được coi là biện pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề này. Qua việc sử dụng các thiết bị đặc biệt, khớp cắn sẽ được điều chỉnh trở lại vị trí lý tưởng, hàm răng đều đặn và khuôn mặt cân đối.

Niềng răng giúp cải thiện khuyết điểm về răng

Niềng răng giúp cải thiện khuyết điểm về răng

2.2. Tối ưu thời gian chỉnh nha

Việc niềng răng đúng thời điểm sẽ giúp các bác sĩ nha khoa có thể can thiệp kịp thời để điều chỉnh vị trí của hàm, giải quyết các vấn đề như răng móm hoặc răng mọc chen vào vị trí không đúng trên cung hàm. Nhờ vào điều này, tỷ lệ thành công của quá trình niềng răng được nâng cao, đồng thời giảm thiểu khả năng phải nhổ răng hoặc thực hiện các phẫu thuật phức tạp trên hàm. Đặc biệt là trong giai đoạn thay răng từ 6 đến 12 tuổi khi xương hàm vẫn còn mềm dẻo, răng sẽ dễ điều chỉnh hơn.

Xem thêm: Quy trình niềng răng đầy đủ và chi tiết nhất

2.3. Hiệu quả lâu dài, ít gây cảm giác khó chịu

Niềng răng từ khi còn nhỏ, xương hàm chưa hoàn toàn cố định, tạo điều kiện thuận lợi để uốn nắn và di chuyển các răng bị lệch về vị trí chuẩn của khớp cắn. Quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn, đồng thời trẻ em cũng không phải chịu nhiều đau đớn như người trưởng thành. Đặc biệt, nếu việc điều chỉnh nha được thực hiện đúng độ tuổi và với kỹ thuật chính xác, trẻ có thể duy trì kết quả niềng răng lâu dài, không cần phải tái điều trị khi trưởng thành.

2.4. Hạn chế bệnh về răng miệng và tiêu hóa

Niềng răng vào thời điểm phù hợp giúp cho xương hàm và răng phát triển bình thường, giảm nguy cơ gây tổn thương, giúp hàm răng đều đặn và hỗ trợ chức năng nhai thuận lợi. Niềng răng còn cải thiện vệ sinh răng miệng và giảm nguy cơ mắc các vấn đề như viêm nhiễm nướu, sâu răng. Nhờ có hàm răng chắc khỏe, quá trình nghiền thức ăn cũng hiệu quả hơn, tác động tích cực đến hệ tiêu hóa và duy trì sức khỏe toàn diện.

Niềng răng giúp hạn chế bệnh về răng miệng và tiêu hóa

Niềng răng giúp hạn chế bệnh về răng miệng và tiêu hóa

Xem thêm:

3. Các độ tuổi phù hợp để niềng răng

Như vậy, chúng ta đã giải đáp được vấn đề bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? Để hiểu rõ hơn về các độ tuổi phù hợp để niềng răng bạn hãy tiếp tục theo dõi thông tin dưới đây.

3.1. Từ 6-11 tuổi: Chỉnh nha cho trẻ

Từ 6-11 tuổi là giai đoạn thay răng sữa thành răng vĩnh viễn, trẻ thường có thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút ngón tay, thở bằng miệng… Đây là những nguyên nhân khiến răng mọc lệch và phát triển không đồng đều.

Hàm Trainer làm bằng cao su mềm được chỉ định sử dụng cho trẻ trong giai đoạn thay răng sữa để đảm bảo tính an toàn và thoải mái cho trẻ khi sử dụng. Dụng cụ chỉnh nha này thường sử dụng vào buổi tối giúp điều chỉnh lực của má, môi và lưỡi, giúp hàm phát triển cân đối và giảm các thói quen xấu.

3.2. Từ 12-16 tuổi: Độ tuổi niềng răng lý tưởng

Độ tuổi này được coi là thời điểm lý tưởng để niềng răng do răng sữa đang dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn và xương hàm đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Khi sử dụng thiết bị niềng răng sẽ giúp tạo ra một hàm răng thẳng đều và chuẩn khớp cắn, giải quyết hiệu quả tình trạng răng hô, răng móm, răng lệch lạc. Đồng thời, ở độ tuổi này, trẻ cũng đã bắt đầu ý thức được việc tự chăm sóc và bảo vệ răng miệng.

Nếu trẻ đã sử dụng hàm Trainer trong giai đoạn trước đó, việc niềng răng vào thời điểm này cũng giảm thiểu khả năng phải nhổ răng nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả mong muốn với thời gian điều trị được rút ngắn đáng kể. Việc niềng răng sớm trong độ tuổi này giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn và khó chịu cho trẻ. Sau khi gỡ niềng, hàm răng duy trì được vẻ đẹp và tính thẩm mỹ lâu dài mà không cần phải đeo các thiết bị hỗ trợ trong thời gian dài.

Trẻ em từ 12-16 tuổi niềng răng tốt nhất

Trẻ em từ 12-16 tuổi niềng răng tốt nhất

3.3. Từ 17 - 35 tuổi: Niềng răng theo sự chỉ định của bác sĩ

Khi chúng ta trưởng thành, các khớp xương hàm đã hoàn thiện, răng cũng đã cố định chắc chắn nên việc niềng răng ở tuổi này sẽ có những điểm khác biệt so với việc niềng ở độ tuổi trẻ. Người từ 17 tuổi trở lên nếu muốn niềng răng cần đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Với sự phát triển của các kỹ thuật niềng răng hiện đại, niềng răng ở độ tuổi từ 17-35 vẫn có thể đạt được kết quả như mong đợi.

Khác với trẻ em, hàm răng của người trưởng thành không còn sự phát triển nên hiệu quả của việc niềng răng ở độ tuổi này sẽ mất nhiều thời gian và có chi phí cao hơn. Có nhiều phương pháp niềng răng cho người lớn, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, giúp họ thoải mái lựa chọn phương pháp phù hợp nhất như niềng răng mắc cài mặt trong, mắc cài tự đóng, niềng răng trong suốt,....

4. Bao nhiêu tuổi không niềng răng được nữa?

Ngoài việc tìm hiểu về vấn đề bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? Bạn cũng cần quan tâm đến việc bao nhieu tuổi thì không được niềng răng nữa? Trên cơ sở y khoa, không có giới hạn cụ thể về độ tuổi niềng răng, nhưng thực tế còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Người trung niên muốn áp dụng phương pháp này cần được các bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng để đưa ra quyết định phù hợp.

Mặc dù không có giới hạn độ tuổi, nhưng độ tuổi sau 50 không được khuyến khích niềng răng vì một số lý do:

  • Hiệu quả chậm, không duy trì được lâu: Ở độ tuổi trung niên, răng và xương hàm đã ngừng phát triển, nên quá trình điều chỉnh răng diễn ra rất chậm, ít hiệu quả, mất nhiều thời gian hơn nhưng không đảm bảo duy trì được lâu dài. Khi niềng răng kết thúc, răng có thể dễ dàng di chuyển trở lại vị trí ban đầu.
  • Sức khỏe răng và xương hàm: Sức kháng của xương hàm và nướu giảm đi sau tuổi 50 nên sẽ gây cảm giác đau nhiều hơn. Đồng thời, niềng răng cũng ảnh hưởng đến chức năng nhai và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa.

Việc niềng răng sau tuổi 50 có thể gây ra những hệ lụy không mong muốn như cảm giác mệt mỏi, các cơn đau xuất hiện. Những cảm giác không thoải mái này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

5. Những trường hợp không được niềng răng?

Không có bất kỳ quy định cụ thể nào về độ tuổi niềng răng, thế nên ai cũng có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha này. Tuy nhiên, có một số trường hợp các bác sĩ không khuyến khích thực hiện:

  • Trẻ em còn quá nhỏ: Quá trình niềng răng yêu cầu sự chịu đựng và hợp tác từ người thực hiện. Trẻ em còn quá nhỏ, khả năng chịu đau chưa cao và chưa có sự hợp tác nên sẽ không thích hợp để niềng răng.
  • Người có vấn đề về răng miệng: Các vấn đề về sức khỏe răng miệng như bệnh nha chu, viêm nhiễm lợi,... cần được xem xét kỹ trước khi niềng răng vì quá trình này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Xương hàm quá mỏng: Quá trình chỉnh nha thường được thực hiện khi xương hàm và răng đã phát triển đủ. Thế nên, cần chờ đến khi xương hàm phát triển ổn định mới có thể niềng răng, đặc biệt là đối với trẻ em.
  • Người gặp vấn đề về chức năng hàm: Một số vấn đề liên quan đến chức năng hàm như răng cắn chéo sẽ không được khuyến khích niềng răng. Vì đây không phải là giải pháp tốt nhất, trường hợp này có thể được đề xuất phẫu thuật hàm.
  • Sức khỏe tổng quát có vấn đề nghiêm trọng: Những người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim, gan… thường không phù hợp để niềng răng vì họ có nguy cơ nhiễm trùng cao khi áp dụng phương pháp chỉnh nha này. Bên cạnh đó, việc niềng răng có thể tạo thêm áp lực và căng thẳng cho cơ thể, gây ra các vấn đề không mong muốn đối với sức khỏe.
Một số trường hợp không được khuyến khích niềng răng

Một số trường hợp không được khuyến khích niềng răng

Xem thêm:

6. Niềng răng ở trẻ em và người lớn có điểm gì khác biệt?

Cả người lớn và trẻ em đều có thể lựa chọn phương pháp niềng răng để sở hữu một hàm răng đẹp, cân đối và đều đặn. Vậy quá trình niềng răng ở trẻ em và người lớn có điểm gì khác biệt?

Người lớnTrẻ em
Thời gian niềngNgười lớn xương hàm đã phát triển ổn định nên quá trình niềng răng sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Thời gian niềng răng ở người lớn thông thường sẽ kéo dài từ 24 – 36 tháng.
Trẻ em có xương hàm đang phát triển nên chưa ổn định. Do đó, đây sẽ là thời điểm phù hợp để niềng răng.
Thời gian niềng răng ở trẻ em thông thường sẽ kéo dài từ 18 – 24 tháng.
Hiệu quả chỉnh nha

Xương hàm của người lớn tuổi đã cứng chắc và sau một quá trình nhai có thể mặt các vấn đề về răng miệng nên hiệu quả niềng răng sẽ thấp hơn. 

Xương hàm ở trẻ em còn mềm nên quá trình chỉnh nha sẽ có hiệu quả thẩm mỹ cao, ít đau và tiết kiệm chi phí hơn.
Khả năng nhổ răng khi niềng Hàm răng của người trưởng thành đã được định hình nên khi niềng răng cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống để răng có thể di chuyển. Giai đoạn trẻ em đang thay răng sữa, hàm răng sẽ có một khoảng trống lớn nên răng có thể di chuyển dễ dàng. Nên việc niềng răng ở trẻ em ít phải nhổ răng hơn.
Quá trình niềng răngQuá trình niềng răng của người trưởng thành tương tự như ở trẻ em nhưng tần suất kéo chỉnh và siết răng định kỳ sẽ cao hơn.  Trẻ em niềng răng thông thường sẽ trải qua các giai đoạn như tiền chỉnh nha -> đeo hàm tiền chỉnh -> chỉnh nha cố định ( sử dụng niềng răng mắc cài hoặc tháo lắp).
Tính thẩm mỹ Vấn đề thẩm mỹ khi niềng răng được người lớn quan tâm nhiều hơn nên họ thường lựa chọn mắc cài sứ tự khóa và niềng răng trong suốt để giúp quá trình giao tiếp tự tin hơn. Niềng răng ở trẻ em không yêu cầu quá nhiều về tính thẩm mỹ mà chú trọng đến việc định hình răng cho trẻ. Thế nên, trẻ em thường niềng răng bằng mắc cài kim loại cố định. 
Vệ sinh răng trong khi niềng Vệ sinh răng miệng theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng loại bàn chải phù hợp, chuẩn bị thêm chỉ nha khoa để làm sạch răng và mắc cài hiệu quả hơn. Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách, trẻ em cần thoa thêm gel fluor để trám kín các hố rãnh, mặt nhai của răng, tránh thức ăn rơi vào bên trong. 

7. Kinh nghiệm lựa chọn nha khoa uy tín niềng răng

Việc lựa chọn nha khoa uy tín để niềng răng là điều quan trọng để quá trình điều chỉnh răng được đảm bảo chất lượng và an toàn. Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu trước khi quyết định lựa chọn địa chỉ niềng răng. Một số yếu tố bạn cần chú ý để nhận biết một phòng khám nha khoa uy tín như sau:

  • Tay nghề bác sĩ: Đảm bảo rằng nha sĩ tại nha khoa giàu kinh nghiệm và chuyên môn tốt trong việc niềng răng. Bác sĩ cần có trách nhiệm cao, chẩn đoán chính xác, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
  • Cơ sở vật chất và trang thiết bị tiên tiến: Nha khoa cần phải có cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế tiên tiến, đảm bảo rằng quá trình điều trị được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả, hạn chế phát sinh chi phí và kéo dài thời gian điều trị.
  • Xem xét chi phí: Bạn hãy tìm hiểu kỹ về chi phí điều trị để lựa chọn gói dịch vụ phù hợp nhất với khả năng của bản thân. Một số nha khoa cũng có các gói trả góp để giúp bạn quản lý chi phí một cách dễ dàng hơn.
  • Dịch vụ hậu mãi: Điều quan trọng nhất là bạn nên tìm hiểu về các dịch vụ hậu mãi như bảo hành, dịch vụ hỗ trợ sau điều trị và chăm sóc sau niềng răng nha khoa cung cấp. Điều này đảm bảo quá trình niềng răng đạt hiệu quả tối ưu nhất.
  • Đánh giá của khách hàng: Bạn nên tìm hiểu những đánh giá và nhận xét từ những người đã sử dụng dịch vụ tại nha khoa trước đó trên các trang web đánh giá hoặc diễn đàn trực tuyến. Họ là người đã trải nghiệm dịch vụ và có những đánh giá chân thật, bạn nên chọn những địa chỉ nhận được đánh giá tốt từ những khách hàng trước.

Để lựa chọn được nhà khoa uy tín, phù hợp với nhu cầu, bạn hãy truy cập ngay website NhaKhoaHub. Đây là nền tảng chuyên review và hỗ trợ người dùng tìm kiếm các cơ sở nha khoa uy tín. NhaKhoaHub là cầu nối giữa khách hàng và phòng khám giúp khách hàng có thể lựa chọn được phòng khám nha khoa tốt nhất tại các khu vực như Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM,….

NhaKhoaHub cung cấp đến bạn các thông tin chi tiết về nha khoa như quy mô, cơ sở vật chất, thời gian làm việc, tay nghề bác sĩ, đánh giá của khách hàng… Bên cạnh đó, bảng giá dịch vụ của các nha khoa cũng sẽ được công khai giúp khách hàng có thể lựa chọn được phòng khám phù hợp nhất.

8. Kết luận

Với những thông tin được NhaKhoaHub chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? Bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định niềng răng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất và tối ưu thời gian thực hiện. Tốt nhất, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN