iconCall
iconZalo
Gọi miễn phí
Chat trên Messenger
iconMess
Chat trên Zalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắn

Cảnh báo: Những trường hợp không nên niềng răng bạn cần biết

Đăng vào 15/03/2024
Trong lĩnh vực nha khoa, việc niềng răng đã trở thành một phương pháp phổ biến để cải thiện vị trí và hình dáng của răng. Tuy nhiên, những trường hợp nào không nên niềng răng thì không phải ai cũng nắm rõ được. Trong bài viết này, hãy cùng NhaKhoaHub khám phá và tìm hiểu rõ hơn về những trường hợp không nên niềng răng, đảm bảo bạn hiểu rõ và tự tin hơn khi đưa ra quyết định về việc điều trị nha khoa của mình.






Mời bạn xem thêm: CẬP NHẬT TOP 10+ NHA KHOA NIỀNG RĂNG TỐT NHẤT TẠI HÀ NỘI

1. Tổng quan về phương pháp niềng răng 


Niềng răng là một phương pháp điều trị nha khoa phổ biến nhằm cải thiện vị trí và hình dáng của răng, mang lại nụ cười tự tin và sức khỏe vùng miệng tốt hơn. Được thực hiện thông qua việc tác động một lực nhẹ liên tục lên răng, quá trình này giúp răng dịch chuyển dần dần định hình về đúng vị trí mong muốn.

Niềng răng là một phương pháp điều trị nha khoa phổ biến

Niềng răng là một phương pháp điều trị nha khoa phổ biến


Có nhiều phương pháp niềng răng với sự đa dạng về cách thực hiện và vật liệu sử dụng. Sự lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào mức độ hiệu quả chỉnh nha, tính thẩm mỹ và thời gian điều trị mà bệnh nhân mong muốn.

2. Những trường hợp không nên niềng răng?


Mặc dù niềng răng được coi là một phương pháp hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe răng lợi và sự đều đẹp của răng, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Có những người không nên niềng răng bởi đó là đối tượng không được khuyến khích, có nguy cơ gặp phải hệ lụy không tốt khi niềng răng, điển hình là các trường hợp sau:

2.1. Phụ nữ mang thai


Phụ nữ mang thai trải qua nhiều thay đổi trong cơ thể trong suốt quá trình thai kỳ, và việc niềng răng có thể gây ra những vấn đề đáng lo ngại. Quá trình niềng răng tạo ra lực tác động lên cơ xương và mô mềm trong miệng, có thể làm tăng nguy cơ sưng và viêm lợi cho thai phụ. Điều này không chỉ gây ra bất tiện và mất thoải mái cho mẹ bầu, mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Phụ nữ mang thai là một trong những trường hợp không nên niềng răng

Phụ nữ mang thai là một trong những trường hợp không nên niềng răng


Vì lý do an toàn, niềng răng không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai. Thay vào đó, nếu cần thiết chỉnh nha, việc đợi đến sau khi sinh con là một lựa chọn an toàn hơn. Sau khi sinh, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường và không còn ảnh hưởng của hormone thai kỳ, giúp quá trình điều trị niềng răng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn.

Xem thêm:

2.2. Người có bệnh lý nha chu nghiêm trọng


Viêm nha chu là một tình trạng nha khoa phổ biến, do vi khuẩn tấn công vào các cấu trúc xương hàm, lợi, và nướu, gây ra sưng viêm và tổn thương. Đối với những người mắc phải bệnh lý nha chu nghiêm trọng, việc niềng răng có thể mang lại những hậu quả không mong muốn.

Những người có bệnh lý về nha chu nghiêm trọng thì không nên niềng răng

Những người có bệnh lý về nha chu nghiêm trọng thì không nên niềng răng


Khi người bị viêm nha chu chịu đựng quá trình niềng răng, lực tác động trong quá trình chỉnh nha có thể làm gia tăng mức độ đau đớn, gây ra sự lung lay và thậm chí làm mất răng. Sự suy yếu của cấu trúc xương hàm và các cấu trúc xung quanh răng khiến cho quá trình niềng răng trở nên rất rủi ro.

Do đó, trước khi quyết định niềng răng, nếu bạn đang mắc phải viêm nha chu, hãy tham khảo các tư vấn từ nha sĩ chuyên khoa, điều trị bệnh viêm nha chu triệt để trước khi niềng răng. Đây là cách tốt nhất để tránh được các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng về sau. 

2.3. Người có vấn đề về xương hàm


Khi gặp phải vấn đề về xương hàm như kích thước không phù hợp hoặc xương hàm quá chật, việc niềng răng có thể đối diện với nhiều khó khăn đáng kể. Trong tình huống này, các bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trước khi xem xét khả năng niềng răng.

Các vấn đề về xương hàm không được hỗ trợ để niềng răng

Các vấn đề về xương hàm không được hỗ trợ để niềng răng


Trong trường hợp xương hàm yếu, việc niềng răng sẽ khá hạn chế do xương hàm không thể đáp ứng được yêu cầu di chuyển theo áp lực của mắc cài. Áp lực từ mắc cài và lực xiết có thể gây ra áp lực quá lớn lên xương hàm và răng, dẫn đến nguy cơ răng bị xô lệch về vị trí ban đầu.

Hơn nữa, khi các vấn đề về xương hàm không được giải quyết trước khi niềng răng, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng mà còn tác động tiêu cực đến cấu trúc xương hàm, chức năng ăn nhai bị suy yếu. Do đó, những người gặp phải vấn đề về xương hàm cũng nên xem xét không niềng răng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho răng lợi.

2.4. Người có vấn đề về khớp hàm


Khi gặp phải các vấn đề liên quan đến khớp hàm như thoái hóa khớp, việc niềng răng có thể mang lại nhiều rủi ro cho sức khỏe của răng lợi. Áp lực từ quá trình chỉnh nha có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với khớp hàm, dẫn đến đau và không thoải mái cho người niềng răng.

Người có vấn đề về khớp hàm không nên niềng răng

Người có vấn đề về khớp hàm không nên niềng răng


Trong những trường hợp này, việc tìm kiếm các phương pháp điều trị khác phù hợp với tình trạng của khớp hàm là cần thiết. Có thể cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về nha khoa hoặc các chuyên gia về khớp hàm để đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất cho vấn đề của bạn. Việc này sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe răng lợi của bạn trong quá trình điều trị.

2.5. Người mắc phải một số bệnh lý mãn tính


Một trong những trường hợp không nên niềng răng là những người mắc phải một số các bệnh lý mãn tính. Chẳng hạn như động kinh, tâm thần, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, hoặc ung thư máu, thường không nên niềng răng. Vì quá trình niềng răng phải tác động lực và can thiệp "dao kéo" nhiều đến răng lợi khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị giảm sút, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

Những người mắc bệnh lý mãn tính cũng không nên niềng răng

Những người mắc bệnh lý mãn tính cũng không nên niềng răng


Trường hợp những người bị bệnh tim mạch hay thần kinh, việc niềng răng thường gây ra căng thẳng và không thoải mái, có thể gây ra tái phát bệnh và đôi khi nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, niềng răng đối với những trường hợp này không được khuyến khích, cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế trước khi thực hiện niềng răng. 

2.6. Người có phản ứng dị ứng với vật liệu chỉnh nha


Các dụng cụ chỉnh nha hiện nay được làm từ chất liệu như thép không gỉ, titan, sứ, cao su y tế,...Đối với những người có tiền sử cơ địa dị ứng với vật liệu chỉnh nha, việc niềng răng có thể dẫn đến phản ứng dị ứng và gây ra các vấn đề sức khỏe không mong muốn. Vì vậy, họ thường được khuyến nghị không nên tiến hành quá trình niềng răng.

Người đã thực hiện trồng răng Implant, trồng răng sứ không nên niềng răng

Những người có phản ứng dị ứng lại với vật liệu chỉnh nha rất khó để thực hiện niềng răng



2.7. Người đã thực hiện trồng răng Implant, trồng răng sứ


Việc niềng răng mắc cài không chỉ tạo lực áp dụng lên bề mặt răng để thúc đẩy quá trình di chuyển, mà còn liên quan đến sự đồng bộ giữa răng thật và răng sứ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào hai phần này cũng hoàn toàn khớp nhau. Trong trường hợp phần bọc sứ không được gắn chặt vào cùi răng bên trong, lực kéo từ quá trình niềng răng có thể làm răng sứ tuột ra một cách dễ dàng, gây ra cảm giác không thoải mái và khó chịu cho người bệnh.

Người đã thực hiện trồng răng Implant, trồng răng sứ không nên niềng răng

Người đã thực hiện trồng răng Implant, trồng răng sứ không nên niềng răng


Thêm vào đó, răng sứ thường không có độ bám dính tốt như răng thật do đã được tạo ra với một độ bóng nhất định ở mặt ngoài, điều này làm cho quá trình gắn keo để cố định mắc cài trên răng trở nên khó khăn hơn. Trong những trường hợp như vậy, việc niềng răng vẫn có thể được chỉ định bởi nha sĩ, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân và yêu cầu điều trị của họ.

Việc thực hiện trồng răng Implant hoặc trồng răng sứ thường là quy trình phức tạp và tốn kém về thời gian cũng như tài chính. Do đó, sau khi hoàn thành quá trình này, việc niềng răng có thể không được khuyến khích hoặc thậm chí là không được phép. Lý do chính là vì quá trình niềng răng sẽ tác động đến cấu trúc của răng đã được trồng và có thể gây hỏng hoặc làm mất đi hiệu quả của quá trình trồng răng. 

Vì vậy, người đã trồng răng Implant hoặc những người trồng răng sứ cần thận trọng khi quyết định niềng răng. Cần nên thảo luận cụ thể với bác sĩ nha khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình điều trị.

3. Những trường hợp nào được chỉ định niềng răng?


Phương pháp niềng răng không chỉ giúp cải thiện vấn đề về hình dáng và vị trí của răng. Bên cạnh đó còn có thể gia tăng sức khỏe toàn diện của khoang miệng và răng hàm. Đặc biệt là đối với những người có vấn đề về răng miệng phải cải thiện. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể mà niềng răng có thể được chỉ định:

Người đã thực hiện trồng răng Implant, trồng răng sứ không nên niềng răng

Những người mắc các vấn đề về răng miệng cần phải được niềng răng




  • Các vấn đề về hàm răng và răng chưa phát triển đầy đủ: Trong trường hợp răng không phát triển đầy đủ, niềng răng có thể được thực hiện để điều chỉnh vị trí của chúng và đảm bảo sự phát triển đúng mực.

  • Không gian răng bị hẹp: Đôi khi, không gian giữa các răng quá hẹp không đủ để đặt các răng vào vị trí lý tưởng. Niềng răng có thể được sử dụng để mở rộng không gian và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị sau này.

  • Răng lệch và khớp cắn không chính xác: Niềng răng có thể điều chỉnh vị trí của các răng lệch và cải thiện khớp cắn không chính xác, giúp cải thiện chức năng nhai và giảm các vấn đề liên quan đến khớp hàm.

  • Răng mọc sai hướng: Trong trường hợp răng mọc lệch hướng, niềng răng có thể giúp định hình lại vị trí của chúng và đảm bảo răng mọc đúng hướng.


Xem thêm:

Những trường hợp trên cần phải được đánh giá kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa xem xét các vấn đề về: phương pháp niềng răng, phác đồ điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Để có thể tìm kiếm được một địa chỉ nha khoa uy tín và phù hợp, hãy tham khảo thêm tại NhaKhoaHub. Là một nền tảng chuyên review về các nha khoa tốt nhất hiện nay trên thị trường, NhaKhoaHub luôn cung cấp đầy đủ các thông tin và đánh giá thiết thực từ khách hàng. Bên cạnh đó, những kiến thức về nha khoa và chăm sóc răng miệng sẽ luôn được cập nhập thường xuyên đến với mọi người. Từ đó giúp các khách hàng tìm kiếm một địa chỉ để chăm sóc sức khỏe răng miệng được tốt nhất. 

Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, mọi người sẽ phần nào hiểu được về những trường hợp không nên niềng răng. Từ đó tìm kiếm được phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất cho sức khỏe răng miệng của mình nhé!
Bùi Thị Ngọc Oanh
Facebook
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.