Viêm lợi là một trong những bệnh lý thường gặp khi niềng răng hiện nay. Tình trạng này gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu và là nỗi ám ảnh của không ít người. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và dấu hiệu nhận biết ra sao? Cách chữa viêm lợi khi niềng răng như thế nào? Trong bài viết dưới đây, NhaKhoaHub sẽ giải đáp cụ thể các câu hỏi trên cho các bạn.I. Viêm lợi có niềng răng được không?
Viêm lợi (hay còn gọi là viêm nướu) là một bệnh lý răng miệng phổ biến, gây ra bởi sự nhiễm trùng do vi khuẩn có hại trong khoang miệng tác động đến nướu. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự tích tụ của mảng bám trên răng do vệ sinh răng miệng hàng ngày không đúng cách. Các mảng bám này tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, gây ra tình trạng viêm lợi.Hiện nay, có rất nhiều người thắc mắc vấn đề là viêm lợi có niềng răng được không hay viêm nha chu có niềng răng được không?Theo các bác sĩ nha khoa thì khi sức khỏe răng miệng được duy trì ổn định, quá trình niềng răng sẽ diễn ra suôn sẻ và không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Tuy nhiên, nếu bị viêm lợi mà không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng tụt nướu và thậm chí là viêm nha chu, gây nguy cơ mất răng và tiêu xương hàm trong tương lai.Do đó, theo quy trình niềng răng tiêu chuẩn, bất kỳ vấn đề về sức khỏe răng miệng như viêm lợi hay viêm nha chu cũng cần phải được điều trị hoàn toàn trước khi bắt đầu quá trình niềng răng. Xem thêm: Giải đáp: Quá trình niềng răng có làm răng yếu đi không? Viêm lợi có niềng răng được không?
II. Những dấu hiệu nhận biết viêm lợi khi niềng răng
Người bệnh có thể nhận biết bệnh viêm lợi khi niềng răng sớm thông qua một số dấu hiệu và biểu hiện thường gặp sau đây:- Vùng lợi sưng tấy, thay đổi màu sắc từ hồng nhạt sang đỏ thẫm hoặc sậm màu hơn, kèm theo cảm giác đau nhức dữ dội khi chạm vào.- Sự giảm sút trong việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn do đau buốt kéo dài.- Lợi trở nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Người bệnh sẽ bị chảy máu mỗi khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, thậm chí lợi còn có thể chảy máu ngay cả khi không có tác động nào.- Xuất hiện các mảng bám cao răng xung quanh thân và cổ răng và hơi thở có mùi hôi.- Trong giai đoạn nặng, nướu răng có thể bị tụt dần, tạo cảm giác răng trông dài hơn so với bình thường. Vi khuẩn có thể lan rộng và gây viêm nhiễm nặng nề cho mô nha chu, làm răng trở nên lung lay và gây khó khăn trong việc ăn nhai.Xem thêm: Cảnh báo: Những trường hợp không nên niềng răng bạn cần biết Vùng lợi sưng tấy, thay đổi màu sắc từ hồng nhạt sang đỏ thẫm
III. Viêm lợi khi niềng răng là do nguyên nhân gì?
Sở dĩ nhiều người bị viêm lợi hay sưng lợi khi niềng răng có thể là do một trong những nguyên sau đây gây ra:1. Niềng răng sai kỹ thuật
Một trong những lý do phổ biến dẫn đến sưng viêm lợi đó là do tay nghề bác sĩ kém, thực hiện niềng răng sai kỹ thuật hoặc do các khí cụ nha khoa không đảm bảo chất lượngKỹ thuật niềng răng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết quả chỉnh nha và sức khỏe toàn diện cho hàm răng của bệnh nhân. Do đó, quá trình gắn mắc cài và các khí cụ lên răng đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn và tay nghề cao. Nếu không có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sưng viêm lợi, tổn thương mô mềm và thậm chí còn dẫn đến tình trạng mất răng. 2. Chăm sóc răng niềng không đúng cách
Việc đeo khí cụ niềng răng trong thời gian dài, đặc biệt là mắc cài phải đeo cố định, sẽ gây ra nhiều khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày. Mắc cài có thể dễ dàng bám thức ăn và khó để làm sạch nếu không chú ý trong quá trình vệ sinh. Do đó, nếu không chú ý vệ sinh răng kỹ lưỡng mà chỉ đánh răng qua loa như bình thường có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào các mô nướu, gây ra tình trạng viêm lợi.Xem thêm:
Bạn cần chú ý vệ sinh răng kỹ lưỡng để tránh bị viêm lợi khi niềng răng
3. Chế độ ăn uống không hợp lý
Khi niềng răng, nướu rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm kích thích như đồ ăn cay nóng, hút thuốc, uống rượu bia...có thể tăng nguy cơ bị viêm lợi cho bệnh nhân.Bên cạnh đó, việc ăn các thực phẩm cứng hay nhai đá lạnh có thể dẫn đến sưng viêm lợi khi niềng răng. Ngoài ra, khi bạn tiêu thụ thường xuyên đồ ngọt và nước có ga cũng khiến cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn trong khoang miệng, gây ra sự hình thành các ổ viêm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.4. Do một số bệnh lý khác
Những bệnh nhân mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch,... đều phải đối mặt với nguy cơ cao bị sưng viêm lợi khi niềng răng. Ngoài ra, trước khi bắt đầu quá trình niềng răng, việc điều trị các bệnh lý răng miệng như vôi răng, viêm nướu, sâu răng... là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho nướu và răng. Nếu bác sĩ không chẩn đoán và điều trị các vấn đề này một cách cẩn thận, không chỉ ảnh hưởng đến răng mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nướu, ảnh hưởng đến quá trình niềng răng và kết quả cuối cùng của việc điều trị.Xem thêm:Tụt lợi khi niềng răng do đâu? Cách khắc phục hiệu quả nhấtIV. Bị viêm lợi khi niềng răng có sao không?
Tình trạng viêm lợi khi niềng răng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực chẳng hạn như:
- Răng sẽ bị ê buốt, đau nhức và sưng viêm, gây khó khăn trong việc ăn uống, đặc biệt là khi ăn những loại thức ăn nóng hoặc lạnh. Điều này không chỉ khiến bạn ăn uống không ngon miệng mà còn khiến cơ thể dễ mệt mỏi và tinh thần giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Vi khuẩn ngày càng phát triển mạnh mẽ, gây ra mùi hôi nồng nặc trong khoang miệng. Tình trạng này ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày của người bệnh, khiến họ cảm thấy mặc cảm và tự ti khi nói chuyện và cười đùa với người khác.
- Viêm lợi kéo dài có thể phát triển thành viêm nha chu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng cấu trúc răng, gây tụt nướu lộ chân răng. Tình trạng này còn làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng tiêu xương chân răng, khiến răng trở nên yếu dần, dễ lung lay và gãy rụng. Lúc đó, quá trình niềng răng xem như thất bại, thậm chí người bệnh còn mất nhiều chi phí và thời gian để điều trị biến chứng.
Bị viêm lợi khi niềng răng có sao không?
V. Cách điều trị viêm lợi khi niềng răng
Viêm lợi không được điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả lớn đối với sức khỏe của răng miệng và còn ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình chỉnh nha. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng viêm lợi, bạn cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị càng sớm càng tốt. Dưới đây là một phương pháp đang được áp dụng để điều trị tình trạng viêm lợi khi niềng răng:1. Phương pháp điều trị bằng thuốc
Phương pháp điều trị bằng thuốc được áp dụng trong điều trị viêm lợi khi niềng răng cho những người bệnh đang ở giai đoạn bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc như thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau,...với liều lượng thích hợp và tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng ngườiNgười bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc chữa viêm lợi về tự điều trị tại nhà mà cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.2. Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Phương pháp điều trị không phẫu thuật được áp dụng trong những trường hợp viêm lợi không phản ứng với các loại thuốc điều trị tại chỗ. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để làm sạch và xử lý ổ viêm nhiễm, đồng thời tiến hành sát khuẩn trong vùng lợi bị viêm nhiễm. Phương pháp này giúp bảo toàn răng tối ưu trong quá trình chỉnh nha một cách hiệu quả.Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để xử lý ổ viêm nhiễm
3. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật
Trong những trường hợp bệnh viêm lợi biến chứng viêm nha chu, phương pháp điều trị bằng phẫu thuật sẽ được sử dụng. Vì giai đoạn này bệnh đã diễn tiến nặng, có nguy cơ mất răng cao và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân nên không chỉ có thể sử dụng phương pháp điều trị này.Sau khi loại bỏ các phần mô viêm nhiễm, quá trình phẫu thuật ghép vạt lợi được thực hiện để tái tạo chức năng bảo vệ răng và xương hàm một cách tốt nhất. Điều này cũng giúp cải thiện sức khỏe nướu và tạo điều kiện cho sự phục hồi sau phẫu thuật.VI. Làm thế nào để phòng ngừa viêm lợi khi niềng răng?
Theo các bác sĩ nha khoa, bạn cần tuân thủ những biện pháp sau đây để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra hiệu quả và phòng tránh tình trạng viêm lợi khi niềng răng:1. Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng khi niềng răng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn cần sử dụng bàn chải điện, bàn chải rãnh, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để đảm bảo vệ sinh răng miệng hiệu quả, ngừa viêm lợi và sâu răng.Bên cạnh đó, bạn hãy lựa chọn loại bàn chải đánh răng phù hợp để tránh gây tổn thương cho nướu và lợi. Đồng thời, khi đánh răng, nhớ sử dụng lực đánh vừa phải để tránh tình trạng chảy máu chân răng, sưng lợi và bung mắc cài trong quá trình niềng răng.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trong giai đoạn ban đầu của quá trình niềng răng, bạn cần phải thích nghi với việc đeo niềng và cảm giác đau nhức có thể gây ra những khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Để giảm bớt sự không thoải mái, bạn có thể tập trung vào việc sử dụng các loại thực phẩm mềm như súp, cháo, canh hầm hoặc các loại thực phẩm được nấu chín mềm khác. Bạn cũng cần uống đủ nước và ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, việc bổ sung vitamin D và canxi sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, giữ cho răng chắc khỏe. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin C cũng rất quan trọng để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tình trạng chảy máu chân răng.Những loại rau xanh như cần tây, súp lơ,...không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà còn có khả năng làm sạch khoang miệng hiệu quả. Bạn có thể tận dụng nước ép từ rau, củ, quả để bổ sung chất xơ và dưỡng chất cho cơ thể mà không cần phải tốn nhiều sức lực trong quá trình nhai thức ăn.Bạn nên ăn nhiều các loại rau xanh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
Đồng thời, việc bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua, phô mai và hoa quả sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe nướu, từ đó giúp quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn cay nóng hay những loại thực phẩm cứng, nước uống có ga, không hút thuốc lá, uống rượu bia,...để tránh gây ảnh hưởng đến răng và vùng lợi khi niềng răng.Xem thêm: Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răng siêu đơn giản và dinh dưỡng3. Sử dụng nước muối loãng để súc miệng
Việc sử dụng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý sau khi đánh răng từ 2 - 3 phút sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, trung hòa các gốc axit và giữ cho nướu răng khỏe mạnh hơn.Việc tuân thủ những lưu ý kể trên sẽ giúp những người đang niềng răng có thể tránh được tình trạng viêm lợi và đạt được kết quả tốt trong quá trình niềng răng.4. Đi lấy cao răng thường xuyên
Việc lấy cao răng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và bảo vệ sức khỏe cho răng và nướu. Theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa, việc lấy cao răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Không chỉ giúp loại bỏ mảng bám và bảo vệ răng trắng sáng, việc lấy cao răng còn giúp phòng ngừa các vấn đề về nướu như viêm lợi và hôi miệng. Do đó, việc duy trì lịch trình lấy cao răng đều đặn là một phần quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng trong quá trình niềng răng. 5. Tuân thủ đúng lộ trình điều trị của bác sĩ
Để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình niềng răng, việc tuân thủ đúng lộ trình điều trị của nha sĩ là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân cần đảm bảo đeo khay niềng theo đúng số giờ được hướng dẫn, và thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như sưng đau, tụt lợi hoặc chảy máu chân răng. Việc tuân thủ lịch hẹn tái khám cũng giúp điều chỉnh lực tác động niềng răng một cách hiệu quả và tránh lực siết quá mạnh. Điều này giúp đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và mang lại kết quả tốt nhất cho quá trình chỉnh nha của bệnh nhân.VII. Kết luận
Viêm lợi là một vấn đề phổ biến mà rất nhiều người gặp phải, bệnh lý này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là tình trạng viêm lợi khi niềng răng. Việc chủ quan và bỏ qua tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh viêm lợi bạn cần đến gặp các nha sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời. Bùi Thị Ngọc Oanh
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.