Tụt lợi khi niềng răng là một vấn đề không mong muốn xảy ra trong quá trình chỉnh nha. Tình trạng này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng cũng như mất thẩm mỹ khi bạn giao tiếp hàng ngày. Hãy cùng NhaKhoaHub.Vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như biện pháp khắc phục kịp thời về vấn đề này nhé!
Mời bạn xem thêm: CẬP NHẬT TOP 10+ NHA KHOA NIỀNG RĂNG TỐT NHẤT TẠI HÀ NỘI |
Tụt lợi hay còn được gọi là tụt nướu, đây là tình trạng tiêu đi phần nướu bao quanh khiến chân răng lộ ra nhiều hơn. Vấn đề này ảnh hưởng để cả thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Một trong những dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng dễ thấy nhất đó là hơi thở có mùi sau khi ngủ dậy. Đồng thời, phần nướu răng bị viêm sưng, có màu sẫm và gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.
Khi người bị tụt lợi đánh răng hoặc vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa, có thể bị chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, răng còn có dấu hiệu lung lay nhẹ, đau nhức, ê buốt mỗi khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Dấu hiệu nhận biết tụt lợi khi niềng răng
Nhiều người cho rằng vấn đề tụt lợi khi niềng răng không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng nào. Nhưng đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm, việc tụt lợi trong quá trình niềng răng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng, bao gồm:
Quá trình tụt lợi trong giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện và các triệu chứng phát triển một cách âm thầm. Nếu bạn không chú ý, những mô mềm xung quanh chân răng sẽ dần trở nên yếu đi. Kết quả dẫn đến răng sẽ bị lung lay và có thể rụng.
Khi niềng răng, nếu gặp vấn đề tụt lợi đi kèm với viêm nướu sẽ khiến cho răng bị lung lay và mất răng sớm. Việc mất răng tự nhiên (răng thật) sẽ gây răng những ảnh hưởng tiêu cực đến bạn trong tương lai.
Tụt lợi gây ra tình trạng bề mặt chân răng lộ ra nhiều. Lúc này, ngà răng không được bảo vệ và có thể gây ra cảm giác ê buốt cho bạn, đặc biệt khi ăn thực phẩm chua, nóng hoặc lạnh. Đồng thời, nếu chân răng bị lộ lâu ngày sẽ dẫn đến mòn chân răng khiến răng bị tổn thương và yếu hơn so với bình thường.
Tụt lợi khi niềng răng khiến răng ê buốt khi ăn
Khi bạn bị tụt lợi, chiều dài và kích thước sẽ trở nên dài và to hơn. Điều này dẫn đến nụ cười không đẹp và mất đi tính thẩm mỹ. Do đó, bạn có thể cảm thấy thiếu tự tin hơn trong việc giao tiếp hàng ngày.
Tình trạng tụt nướu sau khi niềng răng có thể làm cho các kẽ chân răng trở nên thưa hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các mảnh vụn thức ăn bám vào chân răng, gây ra các bệnh lý về sức khỏe răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm chân răng...
Tụt lợi khi niềng răng là nguyên nhân khiến cho răng yếu đi dẫn đến lung lay và rụng sớm. Khi mô lợi bị tụt xuống, phần chân răng sẽ lộ ra. Nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Dưới đây, NhakhoaHub gửi đến bạn một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng, cụ thể:
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tụt lợi khi niềng răng là do sự tích tự các mảng bám cao răng. Đây là tình trạng thường gặp trong quá trình bạn niềng răng.
Những bệnh lý liên quan đến răng miệng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ vào tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình niềng răng, bạn cần phải biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.
Những trường hợp khiến cho tụt lợi xảy ra khi niềng răng như sau:
Nguyên nhân tụt lợi khi niềng răng
Một trong những nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng là do bạn đánh răng sai cách. Tuy nhiên, hầu hết khách hàng không nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc đánh răng đúng cách dẫn đến tụt lợi:
Khi mắc cài không phù hợp với tình trạng tăng, bạn rất dễ bị tụt lợi khi niềng răng và sẽ gặp phải nhiều biến chứng khác. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng hơn trong các trường hợp sau:
Các thói quen như nghiến răng, cậy lợi hoặc đẩy lưỡi vào lợi không chỉ gây ra tình trạng tụt lợi, mà còn có thể ảnh hưởng đến kết quả của quá trình niềng răng trong tương lai.
Khi bạn phát hiện tụt lợi khi niềng răng thì nên sớm đi khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra để có phương pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, bạn không nên coi nhẹ vấn đề này vì nếu kéo dài, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Đối với trường hợp tụt lợi nhẹ, bạn chỉ cần sử dụng bàn chải lông mềm và thay đổi cách vệ sinh răng miệng nhằm kiểm soát được tình trạng tụt lợi. Đồng thời, nếu bạn thấy có nhiều vôi bám vào chân răng, hãy chủ động đi cạo vôi răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Bên cạnh đó, khi cơn ê buốt răng diễn ra thường xuyên hơn và gây khó chịu, hãy sử dụng kem đánh răng có thành phần giảm ê buốt hoặc ngậm gel fluor theo hướng dẫn của nha sĩ. Điều này có thể giúp bạn giảm đi các cơn ê buốt và hỗ trợ việc chăm sóc răng miệng cưa bạn.
Trong trường hợp bị tụt nướu nặng, phương pháp giải quyết tối ưu nhất lúc này là phẫu thuật ghép mô nướu nhằm phục hồi phần nướu che phủ chân răng. Sau quá trình phẫu thuật, thông thường sẽ mất khoảng 6 tuần để làm lành vết thương và cần thêm 3-6 thắng để mô nướu tái cấu trúc trở lại như ban đầu.
Cách khắc phục tụt lợi khi niềng răng với trường hợp nặng
Trong giai đoạn điều trị niềng răng, việc chăm sóc răng miệng cẩn thận là rất quan trọng. NhakhoeHub sẽ hướng dẫn bạn một số biện pháp ngăn chặn tụt lợi khi niềng răng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Khi niềng răng, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải cho người niềng răng và đánh răng nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng. Đồng thời, bạn có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và nước súc miệng để loại bỏ hết các mảng bám thức ăn, vi khuẩn trong kẽ răng nhằm ngăn cao răng hình thành, tránh tình trạng tụt lợi khi niềng răng.
Để ngăn chặn tụt lợi khi niềng răng, bạn cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống có khoa học. Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều đường nhằm ngăn ngừa vấn đề sâu răng trong khi niềng răng.
Đánh răng đúng cách cũng là cách giúp giảm thiểu vấn đề tụt lợi khi niềng răng. Bạn không nên đánh răng quá mạnh bởi điều này có thể gây tổn thương nướu mà hãy thực hiện thao tác nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng. Điều này vừa giúp bảo vệ nướu răng vừa không làm dịch chuyển mắc cài.
Việc lựa chọn những nha khoa uy tín, đội ngũ nha sĩ có trình độ chuyên môn cao và máy móc, trang thiết bị hiện đại vô cùng quan trọng. Đây là yếu tố quyết định đến những nguy hiểm và biến chứng có thể xảy ra trong quá trình niềng răng dẫn đến tụt lợi.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các địa chỉ nha khoa uy tín với trình độ chuyên môn cao để niềng răng qua website của NhakhoaHub.vn. Đây là một nền tảng review và cung cấp danh sách các phòng khám nha khoa đã được kiểm chứng uy tín tại nhiều quận huyện lớn trên cả nước.
Biện pháp ngăn chặn tụt lợi khi niềng răng
Từ đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn đơn vị phù hợp nhất với đội ngũ chuyên nghiệp, giá cả minh bạch và dịch vụ chất lượng dựa trên đánh giá người dùng thực tế.
Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng dẫn đến tụt lợi, bạn cần thực hiện việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Vì vậy, trước khi bắt đầu quá trình niềng răng, bạn cần phải điều trị triệt để các bệnh lý về răng miệng.
NhakhoaHub sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng sau niềng đúng cách như sau:
Việc sử dụng bàn chải thông thường không đủ làm sạch toàn bộ vùng kẽ răng, vì thế mà việc sử dụng chỉ nha khoa là cần thiết. Trước khi đánh răng, bạn nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ các mảnh thức ăn bám trong kẽ răng.
Theo nghiên cứu cho thấy, chải răng không thôi thì chưa đủ, bởi bạn mới chỉ làm sạch được 40% vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Nếu bạn bổ sung thêm một bước làm sạch răng bằng chỉ nha khoa sẽ đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt hơn và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Sau khi đã hoàn tất việc niềng răng, các kẽ răng đã khít, không còn mảng trống và thưa, để duy trì ổn định vị trí ổn định của răng, bạn tuyệt đối không sử dụng tăm tre để làm sạch răng. Vì điều này không chỉ gây tổn thương cho răng và nướu mà còn có thể làm rộng các kẽ răng, phí thời gian, công sức mà bạn đã bỏ ra cho việc niềng răng.
Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa
Mặc dù việc chải răng là một thói quen hàng ngày của mỗi người nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Bạn chỉ đơn thuần chải răng 2 lần mỗi ngày không đủ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Để ngăn chặn vi khuẩn, bạn cần chải răng một cách kỹ lưỡng và theo hình tròn một cách nhẹ nhàng, nhằm loại bỏ sạch sâu bên trong răng mà không gây tổn thương cho nướu và tránh mòn cổ răng. Mỗi lần vệ sinh răng, bạn nên chải răng kỹ ít nhất 2 - 3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút và cần chải cả mắc cài duy trì nếu có.
Bạn cũng nên chọn bàn chải có lông mềm với kích thước phù hợp và đầu bàn chải thuôn để dễ dàng len lỏi vào tận sâu bên trong các răng cuối cùng. Đồng thời kết hợp sử dụng kem đánh răng làm sạch dịu nhẹ, độ mài mòn thấp và chọn loại chứa fluoride để bảo vệ răng tốt hơn.
Đối với phần mắc cài duy trì, bạn nên chải cả phần trên, phần dưới và phần bên để loại bỏ thức ăn còn bám lại. Đồng thời, nhớ làm sạch lưỡi bằng bàn chải để loại bỏ hết vi khuẩn trong khoang miệng. Trên thực tế, có khoảng 70% vi khuẩn trong miệng tập trung ở lưỡi, vì thế việc chải lưỡi rất quan trọng trong việc vệ sinh răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Có thể nói, đây là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc răng sau niềng nhưng thường bị bỏ qua mặc dù được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng. Theo khuyến cáo, trong quá trình và sau khi niềng răng, bạn nên sử dụng nước súc miệng có chứa thành phần fluoride để bảo vệ răng, giúp răng cứng chắc hơn và giảm nguy cơ ê buốt răng trong giai đoạn nhạy cảm này.
Bạn nên sử dụng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ tất cả vi khuẩn và cặn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Bạn có thể sử dụng trực tiếp nước súc miệng hoặc cũng có thể pha loãng trước khi dùng với một lượng nước vừa đủ để giảm cảm giác cay hay quá mạnh của nước súc miệng, đồng thời giúp khoang miệng cảm thấy dễ chịu hơn mà vẫn đảm bảo vệ sinh miệng tốt.
Một trong những điều quan trọng để chăm sóc răng sau niềng để tránh tụt lợi khi niềng răng mà bạn cần phải nhớ và thực hiện đầy đủ là đến nha khoa định kỳ để làm sạch răng chuyên sâu.
Bởi vì khi răng mới tháo niềng, răng vẫn chưa đủ chắc chắn và ổn định hoàn toàn nên việc thăm khám đều đặn sẽ giúp các bác sĩ xem răng có duy trì đúng không, có di chuyển nào không dù chỉ khoảng cách nhỏ nhất trong quá trình bạn chăm sóc răng tại nhà để có biện pháp xử lý.
Thường xuyên thăm khám và vệ sinh răng tại nha khoa
Khám răng định kỳ là điều cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với những người đã tháo niềng răng thì điều này trở nên quan trọng hơn. Bạn nên đến khám răng 2-3 lần/năm để nha sĩ có thể phát hiện kịp thời những thay đổi của răng và đưa ra biện pháp phòng ngừa, cải thiện phù hợp.
Quyết định niềng răng để chỉnh nha yêu cầu bạn xác định rằng mình sẽ phải chăm sóc thật kỹ cho hàm răng của mình. Nếu bạn không biết vệ sinh răng đúng cách, đừng ngần ngại hỏi nha sĩ để có hàm răng luôn khỏe mạnh, đều và đẹp nhé!
Qua bài viết trên, hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tụt lợi khi niềng răng. Từ đó, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy hiểm mà tình trạng này gây ra cũng như những biện pháp khắc phục để có hàm răng khỏe đẹp và không mắc phải các bệnh lý về răng miệng.