Trám răng mẻ: Quy trình trám và địa chỉ trám răng uy tín

Đăng vào 27/04/2024
Trong thẩm mỹ nha khoa hiện nay, kỹ thuật trám răng mẻ được rất nhiều người lựa chọn bởi giá thành thấp, thời gian phục hình nhanh, thẩm mỹ cao. Để tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này hãy cùng Nhakhoahub tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân gây mẻ răng?

Mẻ răng là tình trạng răng mất đi một phần nhỏ trong cấu trúc răng, thường vị trí mẻ sẽ ở vùng đỉnh răng hoặc cạnh cắn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ răng cụ thể:
Những nguyên nhân răng bị sứt mẻ cần hàn

Những nguyên nhân răng bị sứt mẻ cần hàn

  • Răng bị bào mòn tự nhiên do ăn các thực phẩm có tính axit, khiến đồ ăn bám trên răng và khiến vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Chúng có thể làm mòn lớp men răng, nguy hiểm hơn sẽ gây sâu răng, viêm tủy răng đau nhức dai dẳng.
  • Răng có thể do tự nhiên vỡ đây là dấu hiệu của răng thiếu canxi, răng không được chắc khỏe chỉ cần nhai mạnh hoặc nhai đồ cứng là có thể bị vỡ, mẻ.
  • Mẻ răng do thói quen ngủ nghiến răng, những người thường xuyên nghiến răng khi ngủ sẽ khiến răng bị yếu, lớp men răng có thể mẻ vỡ bất cứ lúc nào.
  • Thói quen dùng răng cắn móng tay, mở nắp chai hoặc các đồ dùng vật dụng cứng sẽ khiến cho răng bị mẻ vỡ tự nhiên.
  • Bị mẻ vỡ do bị tác động vật lý như chơi thể thao bị va chạm, bị đánh, ngã vập răng.
  • Những người có thói quen ăn các loại thực phẩm không tốt cho răng như bánh kẹo, hoa quả, nước ngọt có gas,... khiến cho miệng tăng tiết axit làm hại đến men răng, gây sâu răng.
  • Nếu bạn bị ợ chua, trào ngược dạ dày khiến axit trào ngược lên dạ dày gây ảnh hưởng đến men răng.
  • Men răng bị mẻ vỡ do tuổi tác, thường người lớn tuổi răng sẽ dễ bị mẻ hơn.
Xem thêm: Có nên tự trám răng tại nhà không? Kinh nghiệm trám an toàn

2. Vì sao nên trám răng mẻ?

Khi răng bị mẻ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng như tình trạng sâu răng, viêm nướu, ê buốt. Nếu mẻ ở những vị trí như răng cửa thì sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây mất tự ti. Một số lý do nên trám răng mẻ gồm:
Trám răng mẻ để đảm bảo thẩm mỹ và nhai thức ăn

Trám răng mẻ để đảm bảo thẩm mỹ và nhai thức ăn

  • Đảm bảo chức năng nhai của răng và cả hàm: khi răng bị mẻ sẽ làm răng bị yếu, chức năng ăn nhai không được đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến khớp cắn.
  • Thẩm mỹ gương mặt: Khá nhiều người bị sứt mẻ răng cửa, khiến họ tự ti cản trở trong giao tiếp, việc trám răng mẻ sẽ giúp hàm răng được phục hình tốt nhất.
  • Ê buốt: răng bị mất đi một phần sẽ khiến răng bị yếu, có cảm giác đau khi ăn đặc biệt là các đồ nóng hoặc lạnh khiến tình trạng ê buốt hoặc nhức răng mạnh.
Việc trám răng mẻ là điều nên làm, nếu bạn bị mẻ răng ở bất kỳ răng nào cũng nên đi trám nhé, tránh để những biến chứng rủi ro không đáng có về sức khỏe răng miệng.

3. Có trám răng mẻ được không?

Răng bị mẻ hoàn toàn có thể trám được khi đến các cơ sở nha khoa chuyên khoa. Việc khắc phục sớm tình trạng răng bị sứt mẻ sẽ giúp thẩm mỹ của bạn được tốt hơn, không ảnh hưởng đến việc ăn nhai, sinh hoạt thường nhật. 
Răng mẻ có trám được bằng các chất liệu trám như Composite

Răng mẻ có trám được bằng các chất liệu trám như Composite

Hiện nay kỹ thuật hàn trám răng bị sứt mẻ được nhiều nha sĩ khuyến cáo bởi:
  • Khôi phục lại hình dáng của răng nhanh, mang đều hàm răng đều, tính thẩm mỹ được đảm bảo.
  • Công nghệ hàn trám có nhiều cải tiến vượt bậc giúp độ bền của miếng trám được lâu dài, hạn chế tình trạng bong tróc tốn kém chi phí.
  • Hàn trám răng là giải pháp an toàn không lo bị kích ứng đặc biệt là có thể bảo toàn được răng thật, không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.
  • Thời gian hàn trám nhanh, chi phí thấp có độ an toàn cao hơn so với việc bọc răng sứ hay trồng răng giả.

3.1. Trám hàn răng mẻ là gì?

Hàn trám răng mẻ, sưt là kỹ thuật nha khoa rất đơn giản trong nha khoa, phương pháp này nha sĩ sẽ sử dụng chất liệu trám bít chuyên dụng để hàn trám lại các vị trí bị sứt mẻ, qua đó phục hình lại cho răng.
Xem thêm: Trám răng rồi có bị sâu lại không? 3 cách chữa sâu răng
Hàn trám răng mẻ là việc sử dụng vật liệu trám để phục hình phần răng thiếu

Hàn trám răng mẻ là việc sử dụng vật liệu trám để phục hình phần răng thiếu

Thông thường các loại vật liệu được sử dụng để hàn trám răng hiện nay là Composite, chất liệu sứ, Amalgam, Gic, kim loại,... Tùy vào từng tình trạng răng cần trám mà bác sĩ sẽ tư vấn loại trám cho phù hợp.

3.2. Trám răng mẻ có bền không?

Có khá nhiều người hoài nghi về độ bền của chất liệu trám răng. Hiện nay công nghệ hiện đại nhờ vậy mà miếng trám sẽ có độ bền cao. Dù có ưu điểm là nhanh, giá rẻ, dễ thực hiện nhưng đây chỉ được coi là giải pháp tạm thời bởi trám răng mẻ cũng có nhiều nhược điểm đáng kể:
  • Miếng trám dễ bị ố vàng sau thời gian sử dụng, làm cho màu răng thật và màu răng của miếng trám không được đồng nhất.
  • Đối với những miếng trám ở răng cửa thì khả năng chịu lực thấp, nếu cắn hoặc va chạm quá mạnh sẽ làm miếng trám bị bong tróc, nứt vỡ.
  • Tuổi thọ của miếng trám có thể từ 1 - 3 năm là phải đi thay mới, việc này sẽ tốn thời gian và chi phí để trám mới.
Nhìn chung việc chọn phương án nào để khắc phục tình trạng răng bị mẻ sẽ tùy thuộc vào mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn dựa trên nhu cầu của bạn.

3.3. Trám răng mẻ mất bao nhiêu thời gian?

Thời gian trám răng mẻ sẽ tùy thuộc vào tình trạng của răng và tay nghề của bác sĩ, các thiết bị hỗ trợ. Thông thường để trám một chiếc răng mẻ sẽ mất từ 15 - 30 phút, đối với các loại răng mẻ do sâu đục, răng mẻ ở răng hàm thì thời gian trám sẽ lâu hơn do bác sĩ phải vệ sinh răng miệng thật kỹ.

4. Quy trình trám răng bị vỡ mẻ chuẩn nha khoa

Theo quy trình trám răng, hàn răng bị vỡ mẻ chuẩn quốc tế thì cần trải qua các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng bị mẻ

Khi tới nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng vỡ mẻ cụ thể để đưa ra phương án khắc phục phù hợp. Nếu như răng bị mẻ, vỡ quá lớn thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khác như bọc sứ, trồng răng thay thế để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
 
Kiểm tra răng mẻ để tiến hành trám răng

Kiểm tra răng mẻ để tiến hành trám răng

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Trước khi thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng thật kỹ như lấy cao răng, điều trị viêm nha chu nếu có. Đây là bước quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị, tránh tình trạng lây lan các bệnh về răng miệng.

Bước 3: Trám răng

Ở vị trí trám răng bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ mà để làm sạch lần nữa giúp gia tăng tính kết dính giữa các chất liệu trám bít và bề mặt răng. Keo sinh học sẽ được bôi lên răng, miếng trám sẽ được đặt lên chỗ mẻ, chiếu đèn để tăng tính kết dính giữa miếng trám và răng thật.

Bước 4: Thực hiện việc chăm sóc răng miệng sau trám

Sau khi trám răng xong, bác sĩ sẽ dặn dò bạn về thời gian ăn uống, vệ sinh răng miệng, thông thường:
  • Trong thời gian đầu, hạn chế ăn những đồ ăn cứng có độ dính, dai, đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Khi vệ sinh răng miệng thì nên dùng bàn chải lông mềm để chải sạch mảng bám thức ăn, hạn chế cọ xát mạnh ở vị trí răng vừa trám.
Xem thêm: Vì sao trám răng xong bị đau nhức và cách điều trị hiệu quả

5. Bảng giá hàn răng bị mẻ hiện nay?

Giá trám răng hay hàn răng mẻ sẽ phụ thuộc vào yếu tố vật liệu, tình trạng, kỹ thuật và nha khoa bạn theo trám. Hiện nay bảng giá hàn trám răng tham khảo trên thị trường như sau:
Dịch vụ trám răngGiá trám (vnđ)
Trám răng bằng Composite200.000 - 400.000vnđ/răng
Trám răng bằng GIC80.000 - 200.000vnđ/răng
Trám răng bằng Inlay/Olay vật liệu sứ2.000.000 - 5.000.000 vnđ/răng
Trám răng mòn cổ200.000 - 400.000vnđ/răng
Trám răng mẻ500.000 - 700.000 vnđ/răng
Trám răng kẽ thưa400.000 vnđ/răng
Trám răng sữa trẻ em70.000 - 200.000 vnđ/răng
Trám răng sâu men300.000 vnđ/răng
Trám răng sâu ngà lớn/vỡ lớn400.000 - 500.000 vnđ/răng
Lưu ý: Bảng giá trám răng chỉ mang tính chất tham khảo, về giá hàn trám răng thực tế sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng trám cụ thể và mỗi nha khoa sẽ quy định về giá khác nhau.

6. Cách chăm sóc răng mẻ sau khi trám để tăng độ bền

Việc chăm sóc răng miệng sau khi trám răng mẻ sẽ quyết định rất lớn đến độ bền của răng trám. Nếu bạn biết chăm sóc đúng cách thì độ bền của răng trám có thể từ 5 - 10 năm. Để răng luôn được bền đẹp, bạn có thể tham khảo một số phương pháp trám răng sau đây:
Chăm sóc răng mẻ sau trám cần cẩn thận, hạn chế chà mạnh

Chăm sóc răng mẻ sau trám cần cẩn thận, hạn chế chà mạnh

  • Sau khi vừa trám răng xong, để răng nghỉ ngơi không ăn uống trong 30 - 1 tiếng để vật liệu trám được ổn định, keo được gắn chặt.
  • Hạn chế va chạm mạnh làm nứt vết trám, bạn kiêng ăn những món cứng, dai giòn sau khi mới trám răng.
  • Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch thức ăn và mảng bám vi khuẩn xâm nhập vào các vùng răng bị tổn thương.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, các dụng cụ vệ sinh răng miệng như bàn chải kẽ, máy tăm nước để răng được làm sạch sâu, không gây tình trạng chảy máu chân răng.
  • Nếu sau khi trám răng mẻ xong bạn vẫn còn tình trạng đau nhức, buốt thì nên đến nha khoa để kiểm tra.

7. Tìm địa chỉ trám răng mẻ uy tín ở đâu?

Để có thể lựa chọn được địa chỉ nha khoa uy tín để hàn trám răng mẻ trong hàng nghìn nha khoa trên thị trường hiện nay không dễ dàng. Sau đây là một số tips tìm địa chỉ trám răng chất lượng bạn có thể tham khảo ngay:

7.1. Tham khảo trên các hội nhóm Facebook

Hiện nay trên mạng xã hội cụ thể là Facebook có rất nhiều hội nhóm review, đánh giá về các dịch vụ, kiến thức nha khoa chuyên biệt như: Hội người nghèo niềng răng, góc tâm sự niềng răng,... Bạn có thể vào nhóm và hỏi đáp các vấn đề về trám răng mẻ nói riêng và các vấn đề về răng miệng nói chung. Thông tin, kiến thực trong các nhóm này sẽ từ người dùng thật giúp bạn hiểu và biết cách tìm địa chỉ trám răng uy tín, tránh rủi ro.

7.2. Tìm nha khoa uy tín trên NhaKhoaHub

Bạn có thể tìm địa chỉ nha khoa có dịch vụ trám răng uy tín về giá cả, bác sĩ, cơ sở vật chất và địa điểm gần bạn ngay trên NhaKhoaHub. NhaKhoaHub.vn là chuyên trang review nha khoa và các dịch vụ nha khoa tại Việt Nam hàng đầu hiện nay. Tại đây người dùng có thể tìm kiếm bất kỳ vấn đề gì liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng với thông tin nhanh, cập nhật đầy đủ, chính xác nhất.
Tìm nha khoa trám răng uy tín trên Nhakhoahub

Tìm nha khoa trám răng uy tín trên Nhakhoahub

7.3. Đánh giá nha khoa uy tín trên một số yếu tố

Khi đã tìm được nha khoa, bạn có thể đánh giá về độ uy tín của nha khoa thông các tiêu chí sau:
  • Ưu tiên nha khoa sử dụng nhựa Composite để trám răng, đây là chất liệu trám tốt, có độ bền cao, an toàn khi sử dụng.
  • Sử dụng công nghệ hiện đại như chiếu laser để làm cứng vật liệu trám răng.
  • Quy trình thăm khám chuyên nghiệp, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tốt.
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại, cơ sở vật chất sạch sẽ đầy đủ các tiêu chuẩn y khoa.

8. Kết luận

Trám răng mẻ là kỹ thuật và phương pháp thẩm mỹ răng hiện đại phù hợp với nhiều người. Bài viết trên NhaKhoaHub đã cung cấp cho bạn thông tin về trám răng sứ, quy trình bảng giá và các kiến thức liên quan. Hy vọng đã giúp bạn có thêm hiểu biết về việc hàn trám răng bị mẻ, khi gặp tình trạng này đừng ngại mà hãy đến ngay cơ sở nha khoa để được tư vấn và phục hình thẩm mỹ răng sớm nhất.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng, niềng răng, chỉnh nha hãy liên hệ ngay với NhaKhoaHub để được hỗ trợ và giải đáp miễn phí nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN