iconCall
iconMessiconZalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắnalert

Trám răng rồi có bị sâu lại không? Cách khắc phục hiệu quả

Đăng vào 14/06/2024
Răng sâu, răng bị vỡ,... khiến nhiều người lựa chọn giải pháp là hàn răng, trám răng nhưng có rất nhiều người thắc mắc trám răng rồi có bị sâu lại không? Việc sâu răng có tái phát không còn phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng vết trám, chế độ ăn uống, cách chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày.

1. Trám răng rồi có bị sâu lại không?


Trám răng là phương pháp sử dụng các loại vật liệu nha khoa chuyên dụng như composite, amalgam, sứ,... để lấp vào khoảng răng bị tổn thương hoặc trống do sâu răng đục. Nhờ đó mà khôi phục hình dạng ban đầu của răng đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Qua đó giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa được vi khuẩn tấn công gây tổn thương sâu đến cấu trúc răng.

Trám răng rồi vẫn có nguy cơ tái phát sâu răng

Trám răng rồi vẫn có nguy cơ tái phát sâu răng


Vậy “trám răng rồi có bị sâu lại không?” Câu trả lời của các bác sĩ là CÓ, bởi tình trạng sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn đã trám răng.

 

Xem thêm:

2. Vì sao trám răng lại bị sâu lại?


Lý giải nguyên nhân trám răng bị sâu lại này, các nha sĩ có biết nguyên nhân tái phát có thể do:

2.1. Vệ sinh răng miệng sai cách


Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc trám răng rồi bị sâu răng lại là do bệnh nhân lười vệ sinh răng miệng, vệ sinh răng miệng chưa kỹ hoặc chà sát mạnh vào vị trí hàn răng. Răng miệng vệ sinh không kỹ các mảng bám thức ăn sẽ giắt vào kẽ răng hoặc vết hàn trám lâu ngày men răng và chất hàn sẽ bị ăn mòn do vi khuẩn tấn công.

Vệ sinh răng miệng sai cách làm tổn thương vùng răng trám

Vệ sinh răng miệng sai cách làm tổn thương vùng răng trám


Bên cạnh đó cũng có không ít người có thói quen vệ sinh răng miệng bằng các vật sắc nhọn như tăm, tác động lực mạnh lên răng sẽ làm vết trám bong ra. Do đó mà tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây tổn hại men răng lần nữa.

2.2. Sử dụng thực phẩm không tốt cho răng


Các loại thực thực phẩm như kẹo, bánh ngọt, carb, tinh bột,... khi bám vào răng tạo ra axit gây mòn men răng. Có thể những đồ ăn này sẽ bám vào kẽ răng rất khó rửa trôi nếu như vệ sinh răng miệng không kỹ.

Bệnh nhân thường xuyên sử dụng những loại đồ uống nước ngọt có gas với hàm lượng đường cao, soda, đồ uống thể thao,... các thành phần như đường và axit sẽ khiến cho men răng bị mài mòn.

Những loại cà phê hay trà đâm, rượu đỏ sẽ để lại mảng bám màu trên răng khá mạnh dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng hoạt động, lâu dài sẽ khiến răng của bạn bị bào mòn gây sâu răng.

2.3. Kỹ thuật trám răng


Yếu tố cuối cùng khiến cho việc trám răng rồi có thể bị sâu trở lại đó là do kỹ thuật trám răng. Nếu bác sĩ có tay nghề kém, trám răng không kỹ hoặc không làm đúng kỹ thuật, sử dụng vật liệu kém chất lượng sẽ khiến cho vết trám dễ bị vỡ và bong ra.

Kỹ thuật trám răng và tay nghề của bác sĩ chưa tốt

Kỹ thuật trám răng và tay nghề của bác sĩ chưa tốt


Trường hợp nguy hiểm hơn là bác sĩ không lấy hết tủy răng đã trám răng, khi đó vi khuẩn vẫn âm thầm phát triển bên trong sau đó phá hủy cả ngà răng và tủy răng. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất tình trạng này là vết trám vẫn còn nguyên nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy vô cùng đau nhức, ê buốt mỗi khi ăn uống.

 

Xem thêm:

3 Cách khắc phục sâu răng tái phát sau khi hàn răng


Để khắc phục được tình trạng sâu răng tái phát sau khi hàn răng, NhaKhoaHub đưa ra 3 gợi ý phổ biến và hiệu quả nhất như sau:

3.1. Hàn trám răng lại


Trong trường hợp mới chớm sâu răng nhẹ hoặc các vết trám bị hở, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách tháo mối trám cũ, vệ sinh khoang miệng, điều trị viêm nhiễm và làm sạch ổ viêm nhiễm. Sau đó tiến hành các thủ thuật hàn trám răng đưa răng về hình dáng ban đầu.

3.2. Bọc răng sứ


Bọc răng sứ là biện pháp được rất nhiều người lựa chọn hiện nay khi mà những chiếc răng trám bị sâu lại ở mức nghiêm trọng, tủy bị phá hoàn toàn. Phương pháp điều trị này giúp bỏ toàn được răng gốc, đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Bọc răng sứ để khắc phục răng bị sâu

Trám răng rồi có bị sâu lại không? Bọc răng sứ để khắc phục răng bị sâu


Thực hiện thủ thuật này bác sĩ sẽ loại bỏ ổ sâu răng và mài răng thật để làm trụ. Tiếp đến sẽ lấy dấu răng để làm mão sứ, phần sứ này cứng và chắc chắn hơn so với răng thật, đồng thời cũng trơn bóng hơn nên sẽ hạn chế được sự tấn công của vi khuẩn. Nhờ đó mà ngăn ngừa được các bệnh lý sâu răng tốt hơn so với trám răng thông thường.

3.3. Nhổ răng


Việc giữ được răng là ưu tiên hàng đầu khi điều trị răng sâu, tuy nhiên nếu trường hợp răng sâu quá nặng không thể “cứu vãn” được, gốc răng bị lung lay, vết sâu có nguy cơ lây nhiễm sang bên răng khác.

Sau khi nhổ răng thì bác sĩ sẽ trồng lại răng giả để khắc phục tình trạng thiếu răng cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.

4. Cách phòng ngừa tình trạng trám răng sâu bị tái phát


Để ngăn ngừa tình trạng răng sâu bị tái phát sau khi trám hay hàn răng, sau đây là một số cách phòng tránh bạn có thể tham khảo và áp dụng như:

4.1. Chọn địa chỉ trám răng uy tín chất lượng


Trước khi quyết định trám răng thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ cơ sở nha khoa uy tín. Bởi tay nghề bác sĩ, vật liệu, máy móc sẽ quyết định tới độ bền của miếng trám nhờ đó mà hạn chế được rủi ro tiết kiệm chi phí lâu dài cho bạn.

Chọn địa chỉ trám răng uy tín để tránh rủi ro

Chọn địa chỉ trám răng uy tín để tránh rủi ro


Nếu bạn đang băn khoăn chưa tìm được nha khoa phù hợp hãy truy cập vào ngay trang Nhakhoahub.vn để tìm nhé. NhaKhoaHub là trang tìm kiếm và review tất cả các dịch vụ tại nha khoa, thông tin được cập nhật nhanh chóng, chất lượng, cam kết uy tín. Nhờ đó mà giúp bạn có thể dễ dàng tìm được nha khoa phù hợp về địa điểm, giá dịch vụ, tay nghề bác sĩ, cơ sở vật chất.

4.2. Vệ sinh chăm sóc răng miệng đúng cách


Việc chăm sóc răng miệng thật kỹ lưỡng là thói quen cần được duy trì đều đặn mỗi ngày. Hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa flour và bàn chải lông mềm. Hoặc sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác như máy tăm nước, nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn sạch nhất.

4.3. Có chế độ ăn uống khoa học


Bạn nên hạn chế ăn đồ cứng, dai, chua cay hoặc đồ nóng lạnh để không ảnh hưởng đến độ bền của miếng trám. Nên tích cực bổ sung các loại vitamin cho răng chắc khỏe như vitamin C, vitamin D, canxi, Phốt Pho,... Hãy ăn những thức ăn mềm, dễ nhai để không cần sử dụng lực quá nhiều, tránh thức ăn bám vào mảng trám.

4.4. Loại bỏ thói quen xấu


Một số thói quen có khả năng gia tăng nguy cơ sâu răng lại khi trám như hút thuốc lá, uống đồ có cồn, dùng răng cắn hoặc nhai vật cứng, nghiến răng khi ngủ, dùng vật cứng để vệ sinh răng,... Hãy từ bỏ thói quen xấu này để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn ngay hôm nay nhé!

 

Xem thêm: Vì sao trám răng xong bị đau nhức và cách điều trị hiệu quả

Hạn chế hút thuốc lá, nhai đồ cứng để không hại men răng

Hạn chế hút thuốc lá, nhai đồ cứng để không hại men răng



4.5. Thăm khám định kỳ tại nha khoa


Để ngăn chặn tình trạng răng sâu tái phát, bạn nên đến nha khóa kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần vừa vệ sinh răng miệng và lấy cao răng. Quá trình khám răng có thể sẽ phát hiện được ổ sâu răng, bác sĩ sẽ can thiệp và có phương án xử lý kịp thời.

5. Kết luận


Trên đây NhaKhoaHub vừa giải đáp chi tiết về thắc mắc “trám răng rồi có bị sâu lại không?” Hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất. Hãy duy trì thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày và thăm khám nha khoa định kỳ nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn miễn phí.