iconCall
iconMessiconZalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắnalert

Trám răng thưa có được không? Giá trám răng thưa bao nhiêu?

Đăng vào 24/05/2024
Trám răng thưa là kỹ thuật nha khoa được khá nhiều người lựa chọn hiện nay. Để tìm hiểu tất tần tật các kiến thức về trám răng thưa như bảng giá, kỹ thuật, độ bền, thời gian trám, những lưu ý… Bạn hãy theo dõi bài viết sau NhaKhoaHub sẽ giải đáp chi tiết nhé!

1. Trám răng thưa là gì?


Trám răng thưa là một phương pháp để cải thiện vấn đề thẩm mỹ cho răng nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai. Đây là kỹ thuật nha khoa đơn giản, các nha sĩ sẽ sử dụng các vật liệu nha khoa để trám vào các loại răng như răng thưa, răng khấp khểnh, răng lệch lạc, răng ố vàng, răng bị nứt, răng ngắn, răng sâu, khoảng trống giữa các răng lớn,...

Trám răng thưa để phục hình răng có tính thẩm mỹ cao

Các vật liệu để trám răng thưa được sử dụng tại nha khoa hiện nay như Amalgam, Composite. Để đảm bảo thẩm mỹ và chi phí thì nhiều người chọn trám răng bằng Composite, bác sĩ sẽ trám vào răng và cho đèn laser chiếu để kết dính vật liệu và phần men răng.

Trong trường hợp răng không thể trám được nữa thì có thêm các lựa chọn khác như dán răng sứ, trồng răng hoặc chụp răng sứ.

2. Có nên trám răng thưa không?


Trám răng thưa là thủ thuật nha khoa vừa có thẩm mỹ lại tiết kiệm chi phí, việc có nên trám răng thưa không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người và chỉ định của bác sĩ.

Trám răng thưa thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn bởi thời gian trám nhanh, giá thành rẻ và dễ thực hiện. Đây là giải pháp nha khoa được nhiều bác sĩ đánh giá cao và chỉ định thực hiện cho bệnh nhân khi bị răng thưa:

  • Khắc phục hiệu quả khuyết điểm răng thưa nhanh, chất liệu trám có màu sắc giống với răng thật đảm bảo được tính thẩm mỹ của răng.

  • Khi trám bằng chất liệu amalgam, composite chiếu dưới đèn laser giúp phần bít trám cứng, độ chịu lực cao giúp cải thiện khả năng ăn nhai hiệu quả. Hạn chế được tình trạng thức ăn bám dính vào kẽ răng tạo ổ vi khuẩn gây sâu răng, bảo vệ răng tối đa.

  • Hiện nay chất liệu trám được cải tiến và có tính ứng dụng cao do đó mà chỗ trám không bị vênh, không bị rạn nứt khi ăn đồ nóng hay lạnh.

  • Cuối cùng, khi trám răng thưa bạn yên tâm đây là vật liệu an toàn, sử dụng lâu dài không có tác dụng phụ hoặc gây biến chứng.


Xem thêm: Có nên tự trám răng tại nhà không? Kinh nghiệm trám an toàn

3. Trám răng thưa có bền không?


Để xác định được trám răng thưa có bền không? Điều này sẽ phụ thuộc vào các yêu tố sau đây:

3.1. Vật liệu trám


Vật liệu để sử dụng trám răng rất quan trọng, nó quyết định đến việc răng có bền hay không. Hiện nay trong nha khoa sử dụng các vật liệu trám là Composite, Amalgam, Vàng, Sứ, Kim loại, GIC,... có độ bền tốt và mang lại hiểu quả cao.

Vật liệu trám răng an toàn có độ bền và ứng dụng cao

  • Trám bằng Amalgam sẽ khắc phục được các khuyết điểm của răng hiệu quả vừa rẻ, an toàn tuy nhiên thẩm mỹ chưa cao nên thường được trám ở vị trí răng hàm.

  • Trám răng thưa bằng Composite: Đây là loại vật liệu trám răng lỏng, màu sắc giống với răng thật, độ chịu nén và mài mòn cao, sử dụng lâu dài trong môi trường khoang miệng, an toàn với cơ thể, được nha sĩ khuyến khích nên dùng.

  • Trám răng bằng vàng hoặc đá quý cho răng thưa đây là vật liệu có độ cứng cao, cao hơn Amalgam thời gian sử dụng lâu dài, khó bong tróc. Nhược điểm là chi phí cao, kim loại có màu nên tính thẩm mỹ sẽ hạn chế với một số người.

  • Trám răng bằng Inlay/Onlay kết hợp với sứ: Đây là kỹ thuật mô phỏng tự nhiên của răng, giúp răng giống thật, có độ bền cao sử dụng từ 15 - 20 năm.

  • Trám răng bằng GIC: Vật liệu trám này có tính thẩm mỹ cao hơn Amalgam nhưng thấp hơn Composite, chứa hàm lượng nhỏ chất chống sâu răng, bột màu trắng nên gần giống với răng thật. Chi phí trám GIC khá rẻ và thường được chỉ định để trám cho những tình trạng như cổ chân răng bị mòn, nứt vỡ răng cửa,...


Việc sử dụng loại vật liệu nào sẽ do bác sĩ chỉ định dựa trên các vấn đề răng miệng cụ thể và nhu cầu của bệnh nhân. Nên sử dụng loại vật liệu trám răng tốt sẽ giúp tiết kiệm được chi phí mà có độ bền cao.

3.2. Kỹ thuật trám của bác sĩ


Sau khi chọn được vật liệu trám răng phù hợp, bác sĩ sẽ là người quyết định đến việc miếng trám có được trám đúng về tiêu chuẩn, kích thước, độ bám dính hay không. Đối với những bác sĩ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao sẽ có kỹ thuật xử lý ở những mảng trám có vị trí khó, linh hoạt theo từng tình huống.

Rất nhiều người đi trám răng ở những cơ sở nha khoa kém uy tín khiến cho miếng trám dễ bị bong ra, răng bị đau nhức thường xuyên, bề mặt trám bị kênh hoặc không đồng đều ảnh hưởng đến chức năng nhai.

Tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ giúp việc trám răng được tốt hơn

3.3. Chỉ định chăm sóc sau khi trám răng thưa


Chăm sóc sau trám răng cũng là yếu tố quyết định đến độ bền của miếng trám. Sau khi trám, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ như ăn uống sau 30 phút trám, không tác động vào miếng tráng mạnh gây rạn nứt. Thường xuyên vệ sinh răng miệng hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm sậm màu, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây đau nhức, ê buốt. Mặc dù đã trám vào răng thưa hoặc các kẽ hở tuy nhiên lực răng sẽ khá yếu, bạn không nên ăn đồ cứng hoặc nhai quá mạnh tránh vỡ răng.

Xem thêm: Trám răng rồi có bị sâu lại không? 3 cách chữa sâu răng

4. Khắc phục răng thưa bằng phương pháp nào?


Hiện nay để khắc phục tình trạng răng thưa, các chuyên gia nha khoa đưa ra các phương pháp cụ thể như sau:

4.1. Trám răng thưa


 























Ưu điểmNhược điểm
Vật liệu dễ sử dụng không mất nhiều thời gian trám răng.Dể bị bong tróc, nứt vỡ khi nhai quá mạnh hoặc ăn uống đồ nóng lạnh thất thường.
Có thể trám ngay tại vị trí cần trám mà không cần phải mài răng thật, bảo tổn răng thật tốt nhất.Độ bền của trám không được lâu từ 2 - 3 năm là bạn cần phải đi trám lại.
Thời gian trám răng thưa nhanh, chỉ cần 1 lần đến nha khoa là có thể trám đượcTrám răng cũng chỉ áp dụng được ở vị trí trám răng thưa kẽ nhỏ, khoảng cách không xa nhau.
Chi phí trám răng rất rẻ, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm.

 

4.2. Bọc răng sứ

























Ưu điểmNhược điểm
Được lựa chọn hình dáng và màu sắc của răng: Bạn sẽ được chọn các dáng răng theo tư vấn từ bác sĩ.Chi phí bọc răng sứ rất cao từ 5 - 7 triệu/răng
Thời gian thực hiện bọc nhanh: Sau khi khám và lấy dấu răng, bạn chỉ cần chờ 2 - 3 ngày là có bộ răng đều đẹp.Chỉ áp dụng cho tình trạng răng có vết nứt nhỏ, răng bị vỡ, răng bị thưa khoảng cách giữa các răng không quá lớn,...
Đối răng răng bị thưa khi bọc sứ thì sẽ bị mài ít để đặt mão sứ lên trên.Dễ gây cảm giác ê buốt, khó chịu, vị trí bọc răng sẽ yếu, vệ sinh khó gây hôi miệng
Độ bền của răng ưu việt hơn trám răng, thời gian sử dụng lâu trên 15 năm.

 

5. Trám răng thưa giá bao nhiêu?


Về giá trám răng thưa sẽ dựa trên chất liệu trám, kỹ thuật, vị trí và bác sĩ điều trị. Sau đây là bảng giá dịch vụ trám răng thưa ở các cơ sở nha khoa hiện nay:



























Dịch vụGía (vnđ)
Hàn trám răng sâu mặt nhai350.000
Hàn trám răng sâu mặt bên465.000
Hàn trám cổ răng465.000
Hàn trám răng thẩm mỹ, trám răng thưa hàm dưới, phục hình răng cửa mẻ góc880.000
Đắp mặt răng400.000

 

Lưu ý: Bảng giá trám răng chỉ mang tính chất tham khảo, giá trám răng thực tế sẽ phụ thuộc vào từng nha khoa, dịch vụ điều trị và một số yếu tố khác.

6. Quy trình trám răng thưa hiệu quả


Việc chăm sóc răng miệng cũng như tính thẩm mỹ của răng được rất nhiều người quan tâm. Nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như tránh các rủi ro khi đi trám răng sau đây là quy trình trám răng cụ thể:

  • Bước 1: Khám tổng quát răng


Đầu tiên để trám răng thưa bác sĩ cần khám sơ bộ để xác định lại mức độ tổn thương của răng cần trám, phương án và kế hoạch điều trị.

  • Bước 2: Vệ sinh răng vùng trám


Vệ sinh lại toàn bộ khu vực răng cần trám để tăng lớp bám dính liên kết chặt với nhau. Bề mặt sẽ được đánh nhám và phủ lớp dung dịch dưỡng để chất

  • Bước 3: So sánh màu răng thật


Khi hàn răng thẩm mỹ, một bước quan trọng không thể thiếu đó là việc các bác sĩ sẽ so sánh màu răng với màu chất liệu qua đó để chọn màu cho chuẩn tương thích với màu răng thật để đảm bảo thẩm mỹ.

  • Bước 4: Thực hiện trám răng


Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám là Composite trám vào vị trí răng thưa, chỗ cần phục hình răng. Tiếp đến sử dụng đèn chiếu laser hoặc sóng UV để làm cứng vật liệu liên kết này. Việc trám răng sẽ được thực hiện từng lớp mỏng cho đến khi phục hồi được đúng hình dáng mà bác sĩ mong muốn.Thời gian để thực hiện một chiếc răng thưa sẽ khoảng từ 30 - 60 phút.

Việc trám răng được thực hiện theo quy trình chuyên khoa

  • Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện việc hàn răng


Để kết thúc quá trình hàn trám răng bác sĩ sẽ đánh bóng miếng trám để đảm bảo không bị vướng và có tính thẩm mỹ cân đối với toàn bộ hàm răng. Trong trường hợp nếu răng thưa của bạn không được giải quyết và vẫn ảnh hưởng đến cấu trúc cả hàm răng, bác sĩ sẽ chuyển hướng điều trị sang bọc sứ hoặc niềng răng để đảm bảo thẩm mỹ, cân đối nắn chỉnh khớp cắn chuẩn.

7. Lời khuyên của nha sĩ sau khi trám răng thưa


Chăm sóc răng sau khi trám rất quan trọng nó quyết định rất lớn đến tuổi thọ của miếng trám do đó bạn có thể tham khỏa một số lưu ý sau:

  • Không ăn uống sau khi trám răng: Bác sĩ khuyên sau 30 phút mới ăn uống hoạt động trở lại, tuy nhiên để làm khô vùng trám bạn nên đợi 2 tiếng rồi mới ăn uống bình thường.

  • Các đồ cứng, dai thì không ăn, đồ quá lạnh hoặc quá nóng cũng tuyệt đối không đụng vào. Bởi chỗ trám răng vẫn chưa thích ứng được với lực nhai của bạn, sự thay đổi đột ngột nhiệt độ sẽ khiến cho miếng trám để bị hỏng.

  • Một số thực phẩm có hại cho men răng như cà phê, trà, socola,... cũng không nên sử dụng, nó sẽ làm mòn men răng, gây ô màu dễ làm lộ vùng được trám.

  • Khi vệ sinh răng miệng cần phải nhẹ nhàng, dùng bàn chải chải nhẹ từ trong ra ngoài, không chà mạnh vào vị trí vùng trám. Sử dụng nước súc miệng, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa,... để vệ sinh sạch sẽ răng miệng.

  • Tuyệt đối không sờ, không dùng vật cứng để chọc vào miếng trám. Khi có cảm giác khó chịu, không thoải mái thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra vết rạn, trám hoặc các vấn đề răng miệng khác để có cách xử lý phù hợp.


Xem thêm: Vì sao trám răng xong bị đau nhức và cách điều trị hiệu quả

8. Cảnh báo những nguy hiểm khi trám răng thưa tại nha khoa không uy tín


Việc khắc phục tình trạng răng thưa, răng mẻ, sứt, hình dáng không nguyên vẹn bằng phương pháp trám răng được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên không ít người “ngậm trái đắng” khi trám răng ở cơ sở thiếu uy tín dẫn đến một số hệ quả sau:

Trám không tốt có thể gây sâu răng

  • Gây sâu răng: Rất nhiều người khi trám răng thưa xong thì bị sâu răng bên cạnh do vết trám sần sùi khiến cho thức ăn dễ mắc vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu, viêm răng. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến viêm tủy răng do sâu.

  • Vết trám bị bong tróc hoặc chất liệu keo bị bong ra khiến cho răng bị sâu, hỏng làm hại men răng.

  • Tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi trám răng cũng thường xuyên sảy ra, khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Vùng đau có thể kéo dài ảnh hưởng đến dây thần kinh thỉnh thoảng tê, đau đầu âm ỉ.


9. Tìm địa chỉ trám hàm răng thưa uy tín


Nếu bạn muốn tìm địa chỉ trám răng uy tín nhưng chưa biết tìm thông tin ở đâu có thể lên NhaKhoaHub.vn để tìm thông tin. NhaKhoaHub.vn - Chuyên trang review các dịch vụ nha khoa hàng đầu Việt Nam. Tại đây cập nhật mọi tin tức kiến thức nha khoa, đánh giá nha khoa hàng đầu, là cầu nối vững chắc giúp bạn và nha khoa “tìm thấy” nhau. 

Trám răng thưa là một kỹ thuật phát triển tuyệt vời trong lĩnh vực chỉnh nha, không chỉ giúp thẩm mỹ răng miệng được đều đẹp, đảm bảo chức năng ăn nhai. Trên đây là toàn bộ kiến thức, thông tin về trám răng thưa được NhaKhoaHub giới thiệu đến bạn đọc. Để theo dõi thêm nhiều thông tin, bài viết chất lượng, hãy truy cập ngay trang web nhé!