iconCall
iconMessiconZalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắnalert

Có nên tự trám răng tại nhà không? Kinh nghiệm trám an toàn

Đăng vào 24/05/2024
Hiện nay có rất nhiều người gặp tình trạng răng bị sứt, răng sâu, răng bị thưa,... để khắc phục vấn đề này nhiều chuyên gia nha khoa sử dụng phương pháp trám răng. Tuy nhiên không ít người băn khoăn về việc nên trám răng tại nhà hay trám răng tại các cơ sở nha khoa. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có hãy theo dõi bài viết sau cùng NhaKhoaHub nhé!

1. Vì sao phải trám răng?


Trám răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy khoảng trống trên răng bị sâu, gãy hoặc hư hỏng. Việc trám răng nhằm bịt kín lỗ sâu tránh vi khuẩn xâm nhập làm mòn tủy hoặc mô răng, hạn chế được tình trạng ê buốt do mất men răng.

Kỹ thuật trám răng được áp dụng trong những trường hợp sau:

1.1. Trám răng sâu


Răng bị sâu là do vi khuẩn kết hợp với đường lên men tạo thành axit tấn công men răng, tạo thành các lỗ đen trên răng thật. Việc hàn trám răng nhằm hạn chế tình trạng răng bị sâu răng ăn sâu vào tủy và chân răng, diễn tiến nặng có thể sẽ phải nhổ bỏ răng.

 

Trám răng để phục hình răng nguyên bản, hạn chế sai khớp cắn, đảm bảo chức năng ăn nhai

Trám răng để phục hình răng nguyên bản, hạn chế sai khớp cắn, đảm bảo chức năng ăn nhai



1.2. Trám răng mẻ


Răng bị mẻ là do những va chạm tác động vật lý khiến răng bị nứt, vỡ không còn hình dạng ban đầu. Trám răng là giải pháp được nhiều nha sĩ khuyên dùng bởi giúp giảm tình trạng sứt mẻ đạt hiệu quả cao trong điều trị.

1.3. Trám răng thưa


Răng thưa do nhiều nguyên nhân như bẩm sinh hoặc mất răng, kích thước răng không đều khiến cho việc ăn nhai cắn không đúng cách. Việc trám răng sẽ giúp điều chỉnh được khe hở và lấp đầy khoảng trống giữa các răng giúp răng được đều đặn hơn.

1.4. Trám răng bị mòn hoặc khuyết cổ chân răng


Răng bị mòn là do chăm sóc răng không đúng cách, sai kỹ thuật khiến răng bị mòn nhanh. Do đó mà kỹ thuật trám răng được sử dụng để hạn chế việc ăn nhai ê buốt khó.

1.5. Trám răng thay thế


Những người đã có tiền sử trám răng trước đó, miếng trám bị cũ hỏng, mòn không còn bám dính với răng thật. Bác sĩ điều trị có thể thực hiện quy trình hàn trám răng thay miếng trám cũ.

2. Có nên tự trám răng tại nhà không?


Có thể tự trám răng tại nhà không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người gặp những vấn đề về răng miệng cần trám. Câu trả lời là có thể tự trám răng tại nhà, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời khi bạn không có điều kiện sắp xếp để đến nha khoa. Việc trám răng tại nha khoa sẽ đảm bảo an toàn hơn bởi nha khoa có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, bác sĩ có kinh nghiêm chuyên khoa.

Có thể tự trám răng tại nha nhưng không an toàn

Có thể tự trám răng tại nha nhưng không an toàn


Hiện nay việc tự trám răng tại nhà bằng bột trám được nhiều người sử dụng và chỉ mang tính tạm thời. Trong thời gian ngắn nếu thực hiện trám răng đúng cách thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe hay cuộc sống của bạn. Nhưng thời gian dài thì trám răng tại nhà bằng bột trám chưa là giải pháp tốt nhất, nó vẫn có thể làm răng sâu xâm nhập sâu hơn gây tổn thương ngà răng, tủy răng có thể làm mất răng.

3. Cách trám răng tại nhà an toàn


Việc trám răng tại nhà không được các chuyên gia nha khoa khuyến khích, do đó bạn phải cân nhắc trước khi thực hiện. Chúng tôi đưa ra thông tin để bạn tham khảo, đây không phải chỉ dẫn chuyên khoa.

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: găng tay, tăm bông, gương soi, vật liệu trám, giấy lau hoặc khăn khô, nước muối, thuốc sát trùng,... Về vật liệu chứa oxit kẽm hoặc các loại thuốc trám răng bạn có thể mua tại nha khoa hoặc quầy thuốc tây uy tín nhé!

Bước 2: Vệ sinh sạch răng miệng bằng việc đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng sát khuẩn.

Bước 3: Đeo găng tay y tế và sử dụng đầu tăm bông để làm khô vị trí cần trám, đưa vật liệu trám vào vị trí trám rồi lấp khoảng trống trên răng thật nhẹ nhàng, lực sẽ tăng dần khi bạn dùng tay miết thật kỹ cho miếng trám dính chặt.

Bạn nhìn qua gương bằng mắt thường để trám

Bạn nhìn qua gương bằng mắt thường để trám


Bước 4: Bạn có thể kê bông hoặc thấm khô vùng răng trám để đợi nó khô hẳn, không tác động lực mạnh, quan sát bằng mắt thường qua gương để cân đối thẩm mỹ cho vùng răng trám. Sau khi trám xong đợi khoảng 10p bạn có thể nhai cắn thử nhẹ nhàng để xem miếng trám đã khớp chưa, có bị bong tróc không.

Lưu ý: Khi có bất kỳ vấn đề bất thường bạn cần tới ngay nha khoa chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời nhé

4. Tự trám răng tại nhà nguy hiểm như thế nào?


Việc tự ý trám răng tại nhà là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng của bạn. Các bác sĩ đã chỉ ra một số nguy cơ gây hại sau đây:

4.1. Tăng nguy cơ gây sâu răng


Việc trám răng tại nhà sẽ không kiểm soát được vùng sâu răng, rất dễ làm tăng tình trạng lây lan vi khuẩn gây hại. Vi khuẩn có thể xâm nhập từ các vùng lân cận, dần khiến men răng bị mòn, ăn sâu vào tủy gây viêm nhiễm,...

Xem thêm: Vì sao trám răng xong bị đau nhức và cách điều trị hiệu quả

Răng dễ bị sâu nếu trám không đúng kỹ thuật

Răng dễ bị sâu nếu trám không đúng kỹ thuật



4.2. Miếng dán, vật liệu trám dễ bị bong tróc


Miếng dán chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian ngắn, bạn không có kỹ thuật trám rất dễ “lợn lành thành lợn què”. Ở vị trí trám nếu không được xử lý sạch bằng các khí cụ nha khoa chuyên dụng sẽ dễ khiến vật liệu trám bị bong tróc tạo những lỗ nhỏ li ti để vi khuẩn tấn công gây hại cho răng.

4.3. Dễ bị kích ứng khi nuốt phải vật liệu trám


Vật liệu trám được bán trên thị trường, rất khó để kiểm soát chất lượng nếu không có kiến thức. Do đó nếu sử dụng phải sản phẩm kém chất lượng sẽ dễ gây kích ứng, có thể gây nguy hiểm đối với một số bệnh khác.

4.4. Răng dễ bị đau nhức


Việc bạn chỉ nhìn vào trong gương và qua cảm nhận sẽ không biết chính xác được vị trí cần trám răng, rất dễ trám sai vị trí. Điều này vô hình chung khiến cho răng bạn bị kích ứng đau buốt kéo dài. Trong trường hợp trám răng ở vị trí không bằng phẳng sẽ hạn chế khả năng ăn nhai của bạn, có thể gây lệch khớp cắn.

5. Kinh nghiệm trám răng an toàn, hiệu quả


Việc trám răng tại nhà không khuyến khích áp dụng, để đảm bảo an toàn cũng như giảm thiểu rủi ro cao mắc các biến chứng răng miệng, bạn hãy tới nha khoa để được hàn trám răng đúng kỹ thuật. Một vài kinh nghiệm trám răng chất lượng như:

5.1. Lựa chọn nha khoa uy tín


Khi chọn khoa nha chất lượng để hàn trám răng bạn cần quan tâm đến bác sĩ điều trị, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ chăm sóc, giá cả. Đây là các yếu tố để đánh giá bạn đầu, khi hàn trám tại đây là dịch vụ chăm sóc bảo hành sau trám như thế nào.

Xem thêm: Trám răng rồi có bị sâu lại không? 3 cách chữa sâu răng

Chọn nha khoa chất lượng có bác sĩ, cơ sở vật chất kỹ thuật chất lượng đảm bảo uy tín

Chọn nha khoa chất lượng có bác sĩ, cơ sở vật chất kỹ thuật chất lượng đảm bảo uy tín


Để tìm được nha khoa trám răng chất lượng bạn có thể tham khảo tại NhaKhoaHub.vn - Chuyên trang review, đánh giá nha khoa hàng đầu Việt Nam. Tại đây bạn có thể tìm kiếm được các nha khoa phù hợp với các tiêu chí về chất lượng, bảng giá, dịch vụ, vị trí.

5.2. Không tự ý trám răng 


Không phải răng nào cũng có thể hàn trám, khi trám răng tại nhà bạn sẽ không biết được sâu bên trong răng như thế nào. Vùng cần trám đã về sinh sạch chưa, chỉ bằng mắt thường khó có thể nhận biết và ước lượng được. Việc trám răng có thể làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh, tạo ổ vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh hơn.

5.3. Không sử dụng vật liệu trám không rõ nguồn gốc


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu trám không rõ nguồn gốc trôi nổi, việc kiểm soát và nhận biết được các sản phẩm chất lượng rất khó. Có không ít người sử dụng vật liệu trám gây ngộ độc hoặc làm hỏng men răng. Vì vậy khi muốn tự trám răng tại nhà bạn cần chọn vật liệu trám có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn.

6. Những lưu ý chăm sóc răng sau khi trám răng tại nhà


Sau khi trám răng tại nhà thì bạn cần thực hiện tuân thủ theo các yêu cầu sau để miếng trám được bền tránh hỏng:

Những lưu ý khi chăm sóc răng tại nhà sau trám

Những lưu ý khi chăm sóc răng tại nhà sau trám




  • Không nhai sau khi trám: Bạn cần hạn chế ăn nhai khoảng 2 tiếng từ khi trám chờ cho vật liệu trám cứng lại.

  • Không ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Việc tiếp xúc và thay đổi đột ngột nhiệt độ của đồ ăn tiếp xúc với răng sẽ gây khó chịu ê buốt, vật liệu trám chưa kịp thích nghi với môi trường khoang miệng.

  • Không nhai đồ cứng: Bạn không nên ăn những đồ ăn cứng sau vài ngày trám để tránh tạo áp lực lên vùng răng trám, hạn chế tình trạng bị nứt vỡ.

  • Các loại thực phẩm, đồ uống có màu như cà phê, rượu vang, thuốc lá, trà… có thể làm đổi màu răng, khiến miếng trám bị ố vàng gây mất thẩm mỹ.

  • Vệ sinh miếng trám đúng cách, luôn duy trì đều đặn đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng sát trùng. Vệ sinh răng miệng thường xuyên để đảm bảo răng không có mảng bám hay ổ vi khuẩn gây sâu răng.

  • Kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa: Việc tự ý trám răng tại nhà chưa bao giờ được các chuyên gia nha khoa khuyến khích thực hiện. Khi đến kiểm tra tại nha khoa có đầy đủ máy móc, kỹ thuật và bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp xác định chính xác các vấn đề về răng miệng của bạn.


Trên đây là toàn bộ thông tin và quy trình về kỹ thuật tự trám răng tại nhà dành cho bạn. Hy vọng với những kiến thức về răng miệng trên đã giúp bạn có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt nhất. NhaKhoaHub không khuyến khích bạn tự trám răng ở nhà, việc đến nha khoa chuyên khoa luôn là ưu tiên và lựa chọn tốt nhất. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp miễn phí. Theo dõi NhaKhoaHub thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tin tức hay chất lượng nhé!