iconCall
iconMessiconZalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắnalert

Có nên trám răng trẻ em không? Cách xử lý hiệu quả

Đăng vào 24/05/2024
Tình trạng răng sâu xuất hiện ở trẻ nhỏ rất nhiều, nguyên nhân là do vệ sinh răng miệng chưa kỹ, canxi và men răng ở trẻ còn yếu. Để khắc phục tình trạng sâu râu, bác sĩ nha khoa sử dụng kỹ thuật trám răng trẻ em. Vậy trám răng sâu cho bé loại nào tốt? Cần lưu ý gì khi hàn răng sâu trẻ em, cùng theo dõi bài viết ngay nhé!

1. Có nên hàn răng sữa cho bé không?


Trám răng trẻ em nên hay không là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh, bởi răng sữa trẻ em chỉ là răng mọc tạm thời ở giai đoạn đầu đời và có thể thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn sau khi bé lớn.

Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo rằng: nếu răng sữa bị sâu không được trám kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của trẻ, trường hợp nặng có thể gây mất răng. Tình trạng răng sâu sẽ gây khó khăn cho quá trình phát triển xương hàm ở trẻ nhỏ, khiến cho răng vĩnh viễn bị mọc xô lệch, sai vị trí,...

Có nên hàn răng sâu cho trẻ em

Có nên hàn răng sâu cho trẻ em


Vì vậy mà trám răng trẻ em là kỹ thuật nha khoa được ưu tiên lựa chọn để trám bít các lỗ sâu, phục hình răng sữa cho bé, đảm bảo chức năng ăn nhai. Đây là kỹ thuật nha khoa đơn giản, nhẹ nhàng không gây đau nhức và rất an toàn cho trẻ nhỏ.

Bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám răng để bổ sung vào vị trí khuyết thiếu bị sứt mẻ, gãy vỡ hoặc các lỗ sâu vừa để bít kín phần mô răng bị hư tổn, tạo hình dáng để răng có được hình dáng ban đầu đảm bảo đúng chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Xem thêm: Có nên tự trám răng tại nhà không? Kinh nghiệm trám an toàn

2. Khi nào thì nên trám răng cho trẻ em?


Sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh kết hợp với các chất acid do vụn thức ăn bám lâu ngày khiến sâu răng xuất hiện. Khi lỗ sâu phát triển mạnh sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của bé.

Để khắc phục tình trạng này thì trám răng thẩm mỹ là lựa chọn tối ưu nhất giúp phục hồi nhanh chóng các lỗ sâu trên răng của trẻ, đảm bảo việc ăn nhai. Kỹ thuật hàn trám răng sẽ được áp dụng ở một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Răng bị sâu nặng vẫn có khả năng phục hồi.

  • Răng bị bể, mẻ vỡ do tác động vật lý

  • Trẻ bị rụng, mất răng sữa sớm.

  • Răng có nhiều kẽ hở

  • Răng bị nhiễm trùng, viêm đau do điều trị nhiều lần không dứt.


3. Trám răng sâu cho trẻ em bằng phương pháp nào tốt nhất?


Hiện nay tại các cơ sở nha khoa đang áp dụng 2 phương pháp trám răng trẻ em gồm:

3.1. Trám răng dự phòng sâu răng cho trẻ em


Sâu răng là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, do thói quen ăn uống các thực phẩm như sữa, bánh kẹo, nước ngọt hoặc thói quen bú bình khi ngủ, ngậm cơm,... Hơn hết vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng của bé chưa được kỹ như người lớn do đó mà vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển trong khoang miệng làm mòn men răng gây sâu răng.

Trám răng dự phòng để ngăn ngừa sâu răng

Trám răng dự phòng để ngăn ngừa sâu răng


Nhằm phòng ngừa sâu răng tấn công gây tổn thương đến các răng khác, ngoài việc vệ sinh răng miệng thật kỹ, bổ sung các chất cần thiết thì nhiều ba mẹ lựa chọn trám răng dự phòng tại nha khoa định kỳ.

Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng từ Sealant và tiến hành trám mặt nhai để mặt nhai được bằng phẳng, hạn chế rãnh hố, kẽ răng. Dưới tác động của ánh sáng laser, vật liệu này sẽ bám chắc vào răng, bảo vệ thân răng khỏi sự tấn công của sâu răng, hạn chế được tình trạng mòn men, ngăn ngừa mảng bám gây viêm nha chu, nướu răng,... Nhờ đó mà hàm răng trẻ được chắc khỏe, đảm bảo việc chức năng ăn nhai, không gây khó chịu.

3.2. Hàn trám răng điều trị bệnh lý răng miệng


Trám răng trẻ em còn được áp dụng đối với các trường hợp trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, nứt - mẻ- vỡ do bệnh lý hoặc các tác động vật lý khác. Dựa theo mức độ tổn thương mà trẻ sẽ được trám răng hoặc phục hình bằng các phương pháp khác.

Bác sĩ sẽ làm sạch hố răng sâu, điều trị tủy răng (nếu đã bị viêm tủy). Sau đó sử dụng vật liệu trám gồm composite hoặc amalgam sẽ được trám bít vào vị trí sâu răng, răng nứt vỡ. Nhờ đó mà hạn chế được vi khuẩn phát triển hoặc xâm nhập vào các khu vực răng khác.

Xem thêm:

Trám răng điều trị được áp dụng khi bé bị sâu răng, răng bị vỡ nứt

Trám răng điều trị được áp dụng khi bé bị sâu răng, răng bị vỡ nứt


Hàn trám răng là kỹ thuật nha khoa không xâm lấn rất an toàn cho trẻ nhỏ do đó mà cha mẹ yên tâm khi thực hiện. Việc trám răng để phục hình răng ở trẻ em giúp cải thiện được chức năng ăn nhai, thẩm mỹ cho răng nhờ đó mà ngăn chặn được tình trạng mất răng sữa hay mất răng vĩnh viễn.

4. Bảng giá trám răng cho trẻ em


Để trám răng trẻ em, cha mẹ có thể đưa con đến nha khoa trẻ em chuyên biệt hoặc các nha khoa lớn sẽ thường có dịch vụ chăm sóc răng miệng trẻ em. Bảng giá dịch vụ trám răng, hàn răng ở trẻ em như sau:



































Dịch vụGiá điều trị (đồng)
Cạo vôi răng + đánh bóng răng300.000/2 hàm
Bôi verni flour600.000/2 hàm
Trám răng phòng ngừa300.000/răng  
Trám răng sữa300.000/răng
Che tủy gián tiếp + trám răng500.000/răng
Chữa tủy răng cửa và răng nanh sữa1.000.000/răng
Chữa tủy răng cối sữa2.000.000/răng

Lưu ý: bảng giá dịch vụ trám răng cho trẻ em chỉ mang tính chất tham khảo, giá thực tế ở mỗi nha khoa sẽ có sự khác nhau.

5. Những lưu ý khi trám răng trẻ em


Khi lựa chọn trám răng trẻ em cha mẹ cần cân nhắc những lưu ý sau đây bởi trẻ em là đối tượng khá nhạy cảm nhất là khi can thiệp y tế:

5.1. Chọn nha khoa uy tín


Các bé thường có tâm lý sợ bác sĩ, hiếu động lo lắng khi tiếp xúc với người lạ hoặc các thiết bị máy móc chuyên khoa. Do đó dù trám răng là kỹ thuật đơn giản nhưng lại khó khăn với trẻ em, bé sẽ có biểu hiện chống đối, la hét. 

Việc chọn nha khoa uy tín rất quan trọng bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ xử lý nhanh, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại hỗ trợ nhanh, bảo hành sau trám cũng tốt hơn, an toàn cho trẻ.

Chọn nha khoa uy tín có bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại

Chọn nha khoa uy tín có bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại


Cha mẹ nên lựa chọn những cơ sở bác sĩ, nhân viên có thái độ nhẹ nhàng niềm nở, nắm bắt tâm lý trẻ nhỏ nhanh để giúp bé làm quen và chịu hợp tác khi thực hiện các thao tác trám răng.

5.2. Thường xuyên thăm khám định kỳ


Việc khám răng cho bé tại các cơ sở nha khoa từ khi còn nhỏ, mọc chiếc răng đầu tiên sẽ giúp bác sĩ sẽ theo dõi được quá trình mọc răng và các tổ chức xung quanh răng. Khi thăm khám có phát hiện bất thường bác sĩ sẽ can thiệp kịp thời để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Hơn nữa, khi gặp bác sĩ thường xuyên, trẻ sẽ làm quen tiếp xúc với môi trường nha khoa mà không lo sợ, hợp tác làm theo yêu cầu của bác sĩ.

5.3. Chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ


Sau khi can thiệp trám răng trẻ em, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách như sau:

  • Bé cần kiêng ăn uống trong 2h đầu sau khi trám răng để chờ miếng trám cứng và ổn định.

  • Hạn chế không cho bé ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh khiến răng của bé bị tác động.

  • Nên uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm ở thời gian đầu sau khi trám răng.

  • Duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày cho trẻ bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng theo độ tuổi. Đánh từ trong ra ngoài, di chuyển bàn chải nhẹ nhàng linh hoạt, hạn chế cọ xát mạnh làm mòn vết trám.


Xem thêm: Trám răng rồi có bị sâu lại không? 3 cách chữa sâu răng

Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách

Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách




  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho răng như cam, canh, kiwi, dâu tây, sữa chua, phô mai, rau giòn, cần tây, dưa chuột, súp lơ, đậu xanh,...

  • Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm giàu đường, ăn vặt, đồ uống có gas. Theo nhiều nghiên cứu nếu ăn vặt cả ngày hoặc uống đồ có đường trong thời gian dài có thể gây sâu răng.

  • Loại bỏ các thói quen xấu của trẻ như mút tay, dùng lưỡi đẩy răng, ngậm thức ăn quá lâu, cắn đồ vật hoặc bú bình khi ngủ.


Trám răng trẻ em là phương pháp khoa học an toàn hiệu quả trong thẩm mỹ và điều trị các bệnh lý răng miệng. Răng sâu, sứt, mất răng,... khiến trẻ có thể biếng ăn, ê buốt khó chịu hậu quả gây sút cân, răng mọc lệch, viêm tủy răng. Vì vậy cha mẹ nên tham khảo và lựa chọn nha khoa uy tín để trám răng cho bé. 

Nhakhoahub - Chuyên trang review các dịch vụ nha khoa hàng đầu Việt Nam. Tại đây cập nhật đầy đủ danh sách các nha khoa với đa dạng dịch vụ, bảng giá, bác sĩ, cơ sở vật chất, địa chỉ,... Giúp bạn dễ dàng tìm được nha khoa phù hợp. Truy cập nhakhoahub.vn để nhận được các thông tin, kiến thức nha khoa chất lượng nhé, mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp miễn phí.