Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp

Đăng vào 12/03/2024

Những chiếc răng khôn mọc ngầm và mọc lệch gay khá nhiều vấn đề về răng hàm mặt như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu… đôi khi còn gây ra những cơn đau, cảm giác khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, các nha sĩ chỉ định nên nhỏ răng khôn. Tuy nhiên, mọi người thường lo sợ có thể gặp những biến chứng sau khi nhổ răng khôn. Vậy quá trình nhổ răng khôn có nguy hiểm không? NhaKhoaHub sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay sau đây.

1. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Phẫu thuật nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Quá trình này sẽ KHÔNG NGUY HIỂM nếu như được đội ngũ bác sĩ giỏi, thực hiện đúng kỹ thuật chuẩn y khoa.

1.1. Nhổ răng khôn hàm dưới có điều gì nguy hiểm không?

Việc nhổ răng khôn hàm dưới khá nguy hiểm do hàm dưới tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu xung quanh. Răng khôn hàm dưới thường mọc theo nhiều kiểu khác nhau như mọc lệch, cong hoặc có nhiều chân răng kẹ, gây ra khó khăn trong quá trình điều trị. Khi có một sai sót nhỏ trong quá trình nhổ có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như sưng má, co cứng hàm, hay khó khăn trong việc mở miệng.

Răng khôn hàm dưới thường có kích thước lớn và chân răng sâu vào xương hàm. Việc loại bỏ chúng cần quá trình can thiệp yêu cầu kỹ thuật cao để lấy răng khỏi ổ răng. Tuy nhiên, việc loại bỏ răng khôn hàm dưới không gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu như được thực hiện bởi các chuyên gia có tay nghề cao. Thế nên, bạn cần lựa chọn một cơ sở nha khoa đáng tin cậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nhổ răng khôn hàm dưới sẽ không nguy hiểm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật

Nhổ răng khôn hàm dưới sẽ không nguy hiểm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật

Xem thêm:

1.2. Nhổ răng khôn hàm trên có điều gì nguy hiểm không?

Việc nhổ răng khôn hàm trên thường ít nguy hiểm hơn so với nhổ răng khôn hàm dưới vì phần xương và lợi của hàm trên tương đối mềm hơn. Thông thường, răng khôn hàm trên chỉ mọc lệch ra má hoặc ra phía sau, ít gây ra các vấn đề hình dạng so với răng khôn hàm dưới.

Mặc dù kỹ thuật nhổ không yêu cầu quá cao nhưng nếu bác sĩ không có kinh nghiệm, có thể gây tổn thương đến xoang mũi và vùng cổ họng của bệnh nhân. Do đó, việc chọn lựa bác sĩ có kinh nghiệm là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn trong quá trình nhổ răng khôn hàm trên.

Nhổ răng khôn hàm trên sẽ không nguy hiểm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật

Nhổ răng khôn hàm trên sẽ không nguy hiểm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật

1.3. Nhổ cùng lúc 4 răng khôn có nguy hiểm không?

Nhổ cùng lúc cả 4 răng khôn có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, đặc biệt là đối với sức khỏe và quá trình phục hồi sau này. Việc thực hiện một cuộc phẫu thuật lớn đồng thời trên cả bốn răng khôn có thể tăng nguy cơ về rủi ro phẫu thuật, bao gồm việc chảy máu nhiều, nhiễm trùng và tổn thương dây thần kinh.

Bên cạnh đó, thời gian phục hồi sau khi nhổ cùng lúc cả 4 răng khôn có thể mất nhiều thời gian hơn so với việc nhổ từng răng một. Điều này có thể làm gia tăng đau đớn và sưng tấy trong thời gian dài hơn. Khi nhiều vết mổ mở cùng một lúc, rủi ro nhiễm trùng cũng tăng lên do vi khuẩn có thể dễ dàng lan ra từ một vùng sang vùng khác.

Nhổ cùng lúc 4 răng khôn có thể gây hại đến sức khỏe

Nhổ cùng lúc 4 răng khôn có thể gây hại đến sức khỏe

2. Nhổ răng khôn có thể gặp biến chứng gì?

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Biến chứng sau khi nhổ răng khôn là gì? Câu trả lời là CÓ nếu như không áp dụng đúng kỹ thuật. Lúc này có thể gây ra những biến chứng như:

2.1. Chảy máu kéo dài

Thông thường, sau khi nhổ răng khôn, tình trạng máu chảy có thể từ 30-60 phút hoặc thậm chí kéo dài 1-2 giờ. Tuy nhiên, một số trường hợp máu chảy không ngừng, có thể gây nhiễm trùng máu và các biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân chảy máu không dừng do các mạch máu lớn bị đứt, bỏ sót các mô trong quá trình nhổ hoặc nhổ răng trong tình trạng viêm nhiễm.

Có thể gặp tình trạng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng khôn

Có thể gặp tình trạng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng khôn

2.2. Nhiễm trùng

Quá trình nhổ răng khôn có sự tác động đến nướu và xương hàm, gây sưng và đau nhức. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, quá trình đau nhức kéo dài, đau nhói ở vùng xương hàm hoặc cổ, sưng nướu, xuất hiện ổ mủ có máu, thậm chí là sốt. Nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng là do răng khôn mọc ở vị trí quá sâu, vệ sinh răng miệng sau nhổ không đúng, kỹ thuật nhổ không đạt chuẩn,... vi khuẩn rất dễ phát triển trong điều kiện này.

Nhổ răng khôn có thể bị tình trạng nhiễm trùng

Nhổ răng khôn có thể bị tình trạng nhiễm trùng

2.3. Vỡ xương hàm

Khi bác sĩ nha khoa dùng lực để loại bỏ răng khôn, có thể xảy ra tính trạng vỡ hoặc nứt xương hàm. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân như răng khôn kích thước lớn, vị trí khó tiếp cận hoặc xương hàm mềm yếu. Việc vỡ xương hàm cần can thiệp phẫu thuật và quá trình phục hồi kéo dài, tăng thêm rủi ro cũng như thời gian phục hồi sau nhổ răng khôn.

Nhổ răng khôn có thể bị vỡ xương hàm

Nhổ răng khôn có thể bị vỡ xương hàm

2.4. Tổn thương dây thần kinh

Trong quá trình nhổ răng khôn, có nguy cơ tạo ra tổn thương cho dây thần kinh, đặc biệt là khi răng khôn nằm gần hoặc gần dây thần kinh vùng hàm. Khi nhổ răng khôn, dây thần kinh có thể bị kéo căng, nứt hoặc bị tổn thương. Tình trạng này dẫn đến cảm giác tê, đau hoặc giảm cảm giác ở vùng mặt, miệng hoặc hàm.

Nhổ răng khôn có thể bị tổn thương dây thần kinh

Nhổ răng khôn có thể bị tổn thương dây thần kinh

2.5. Ảnh hưởng đến răng kế bên

Trong một số trường hợp, việc nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng đến răng kế bên. Khi răng khôn mọc không đúng hướng, hoặc không có đủ không gian để phát triển, có thể gây áp lực lên các răng lân cận. Áp lực này khiến các răng lân cận di chuyển và mọc lệch lạc. Khi nhổ răng khôn sẽ gây tổn thương hoặc viêm nhiễm cho các răng xung quanh.

Nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng đến răng kế bên

Nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng đến răng kế bên

2.6. Thủng xoang hàm trên

Trong quá trình nhổ răng khôn có thể bị thủng xoang hàm trên. Khoang xương này nằm gần chân răng số 6, 7 và 8 nên rất dễ bị tổn thương. Triệu chứng của thủng xoang bao gồm sốt, mệt mỏi, nhức đầu và đau lan rộng đến vùng hàm trên, mắt, trán. Trong trường hợp lỗ thủng nhỏ hơn 5mm, khả năng lành thương cao, trừ khi bệnh nhân trước đó đã mắc viêm xoang. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, thủng xoang hàm có thể xảy ra, gây những nguy cơ nghiêm trọng.

Nhổ răng khôn có thể bị thủng xoang hàm trên

Nhổ răng khôn có thể bị thủng xoang hàm trên

2.7. Gãy xương hàm dưới

Một trong những biến chứng đáng lo lại khi nhổ răng khôn chính là gãy xương hàm dưới. Sự cố này thường xảy ra khi bác sĩ áp dụng lực quá mạnh trong quá trình xử lý răng khôn, gây ra tổn thương cho xương hàm dưới. Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng như sưng tấy và đau nhức ở vùng mổ răng khôn, cùng với chảy máu kéo dài.

Nhổ răng khôn có thể bị gãy xương hàm dưới

Nhổ răng khôn có thể bị gãy xương hàm dưới

2.8. Nhổ bị sót chân răng

Khi nhổ răng khôn có thể bị nhổ sót chân răng khôn, điều này do răng khôn mọc không đúng hướng. Nhổ sót chân răng khôn gây ra sự đau đớn và không thoải mái, đặc biệt là khi ăn hoặc nhai. Nếu không được loại bỏ hết chân răng kịp thời có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nướu và xương quanh răng, cũng như gây ra sưng tấy và cảm giác khó chịu.

Nhổ răng khôn có thể bị sót chân răng

Nhổ răng khôn có thể bị sót chân răng

2.9. Sốc phản vệ

Có thể xảy ra hiện tượng sốc phản vệ trong quá trình nhổ răng khôn, trong một số trường hợp gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chọn nha khoa có uy tín và tiến hành tiểu phẫu răng khôn theo quy trình y tế nghiêm ngặt, thì khả năng xảy ra tình trạng này rất ít.

Nhổ răng khôn có thể bị sốc phản vệ

Nhổ răng khôn có thể bị sốc phản vệ

2.10. Ngộ độc thuốc tê

Một biến chứng tiềm ẩn của quá trình nhổ răng khôn là ngộ độc thuốc tê. Dù thuốc tê thường được sử dụng trong y học với mức độ an toàn cao, nhưng vẫn đòi hỏi sự chính xác trong liều lượng và cách sử dụng. Nếu nồng độ thuốc tê trong cơ thể vượt quá mức an toàn, ngộ độc thuốc tê có thể xảy ra. Biểu hiện của tình trạng này là co giật toàn thân, khó thở và làn da nổi vân tím.

Nhổ răng khôn có thể bị ngộ độc thuốc tế

Nhổ răng khôn có thể bị ngộ độc thuốc tế

Xem thêm: Bật mí cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn an toàn

3. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn để hạn chế biến chứng

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Vấn đề này do nhiều yếu tố quyết định. Để hạn chế nguy hiểm và những biến chứng sau khi tiểu phẫu răng khôn, bạn cần chú ý:

  • Tránh cử động cơ hàm quá mức để hạn chế tình trạng chảy máu và không chạm vào vết thương bằng lưỡi, ngón tay hoặc bất kỳ dụng cụ nào.
  • Chườm lạnh vùng má bên ngoài nhẹ nhàng để kiểm soát việc chảy máu và giảm sưng, mỗi lần chườm từ 10 đến 20 phút.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và giảm sưng theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau, phù nề.
  • Dùng nước súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh vùng vết thương, đặc biệt sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng, hãy vệ sinh răng và lưỡi cẩn thận, tránh vùng vị trí vừa nhổ răng.
  • Trong 48 giờ đầu, hạn chế hoạt động thể chất và nghỉ ngơi, tránh mệt mỏi và căng thẳng.
  • Ăn các món ăn mềm, dễ nhai và tiêu hóa, tránh thức ăn quá nóng, quá lạnh và quá cứng.
  • Không hút thuốc lá sau khi nhổ răng ít nhất trong 24 giờ.
  • Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xem thêm:

Như vậy chúng ta đã giải đáp được thắc mắc “nhổ răng khôn có nguy hiểm không?”. Để đảm bảo an toàn trong quá trình nhổ răng khôn, tốt nhất bạn hãy tìm kiếm nha khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn và điều trị đúng kỹ thuật. Nếu bạn chưa biết nên chọn nha khoa nào tốt, hãy điền form đăng ký trên website của NhaKhoaHub.vn để được tư vấn ngay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN