Cách điều trị tủy răng trẻ em và biện pháp ngăn ngừa bệnh

Đăng vào 18/04/2024

Đa số trẻ em đều rất thích và thường xuyên ăn nhiều bánh, kẹo ngọt. Nếu như không vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách có thể dẫn đến sâu răng và khi không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tủy răng. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn cho trẻ mà còn khiến răng bị hư hỏng, thậm chí có thể làm chết tủy. Nếu bạn đang tìm cách điều trị tủy răng trẻ em hãy xem ngay những thông tin được NhaKhoaHub chia sẻ dưới đây.

1. Viêm tủy răng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân

Tủy răng nằm ở trung tâm của răng bao gồm dây thần kinh và mạch máu, được bảo vệ bởi lớp ngà cũng như men răng. Chức năng của tủy răng là dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng, giúp chúng trở nên khỏe mạnh. Viêm tủy răng ở trẻ em thường bắt nguồn từ viêm quanh răng gồm 3 giai đoạn: có thể hồi phục, không thể hồi phục và hoại tử tủy răng.

Có ba nguyên nhân chính gây viêm tủy răng ở trẻ em:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ thường không đánh răng sạch sẽ sau khi ăn đồ ngọt hoặc đánh răng không đúng kỹ thuật. Điều này khiến mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm tủy răng.
  • Sâu răng: Sâu răng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm tủy răng ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể lan rộng vào tủy răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm.
  • Chấn thương: Chấn thương như gãy răng hoặc chảy máu chân răng cũng có thể gây ra viêm tủy răng ở trẻ em.
Xem thêm: Chữa tủy răng có đau không? Quy trình điều trị diễn ra như thế nào?
Trẻ bị viêm tủy răng do vệ răng răng miệng không đúng cách

Trẻ bị viêm tủy răng do vệ răng răng miệng không đúng cách

2. Triệu chứng nhận biết viêm tủy răng ở trẻ em

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm tủy răng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Để nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc bệnh viêm tủy răng và có biện pháp điều trị tủy răng trẻ em kịp thời, cha mẹ nên chú ý những điểm sau:

  • Trẻ bị đau răng kéo dài, đặc biệt đau đớn vào ban đêm.
  • Trẻ cảm thấy khó chịu khi ăn thực phẩm nóng, lạnh, chua hoặc ngọt.
  • Tần suất cơn đau và cảm giác nhức nhối răng tăng lên theo thời gian.

3. Có nên lấy tủy răng ở trẻ em không?

Một số phụ huynh cảm thấy băn khoăn khi phải quyết định vấn đề: Có nên điều trị tủy răng trẻ em hay không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe tổng thể của trẻ hay không? Theo các chuyên gia nha khoa, việc lấy tủy răng ở trẻ khi phát hiện viêm tủy răng không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đối với trẻ. Thực tế, điều này giúp trẻ tránh khỏi cảm giác đau đớn do viêm tủy răng và tiếp tục duy trì hoạt động ăn uống hằng ngày một cách bình thường và thoải mái hơn.

Nếu răng của trẻ bị viêm tủy nhưng không được điều trị kịp thời, có thể lan sang răng lân cận và gây hại cho răng. Điều này sẽ hỏng cấu trúc xung quanh răng, làm răng lung lay và dễ rụng sớm. Mất răng sữa sớm cũng ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, phát âm của trẻ và hướng mọc của răng vĩnh viễn. Vì vậy, điều trị tủy răng trẻ em là một quyết định quan trọng, không gây hại mà còn mang lại lợi cho sức khỏe răng hàm mặt của trẻ trong tương lai.

Xem thêm: Hỏi đáp: Chữa tủy răng bao nhiêu tiền? Cập nhật giá mới
Nên điều trị tủy răng trẻ em để giảm cảm giác đau đớn

Nên điều trị tủy răng trẻ em để giảm cảm giác đau đớn

4. Trẻ em nên lấy tủy răng khi nào?

Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi điều trị tủy răng sớm để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng trong các trường hợp sau:

  • Răng đau nhức, lung lay và cảm giác đau lan sang thái dương mặc dù đã sử dụng thuốc mà không có hiệu quả.
  • Răng nhạy cảm đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn, đặc biệt là khi thức ăn tiếp xúc với lỗ sâu răng.
  • Nướu sưng tấy đỏ, không khỏe mạnh như bình thường.
  • Xuất hiện các ổ mủ dưới nướu và đau khi ấn vào, hơi thở có mùi.
  • Răng bị nứt, vỡ do sâu răng hoặc chấn thương làm lộ tủy răng.

5. Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em

Khi điều trị tủy răng sữa trẻ em, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và lựa chọn phương pháp phù hợp dựa vào mức độ tổn thương. Một số phương pháp điều trị lấy tủy răng phổ biến ở trẻ:

5.1. Nhổ răng

Răng sữa thường tồn tại trên cung hàm cho đến năm 13 tuổi và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống răng miệng của trẻ em. Thông thường, việc nhổ răng quá sớm ở trẻ em không được khuyến ích vì có thể gây ra những vấn đề thưa răng ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, các mô nướu ở vị trí nhổ răng sẽ cứng chắc lại, gây khó khăn cho việc mọc lại của răng vĩnh viễn và có thể dẫn đến việc mọc lệch.
Điều trị tủy răng trẻ em bằng cách nhổ răng

Điều trị tủy răng trẻ em bằng cách nhổ răng

Răng sữa còn giúp thúc đẩy sự phát triển của xương hàm. Nếu thiếu răng sữa, xương hàm sẽ không phát triển đồng bộ với cơ thể, gây ra tình trạng xương mỏng và yếu. Do đó, việc nhổ răng sữa cần được thực hiện khi cần thiết và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để đảm bảo sự phát triển cũng như sức khỏe của hệ thống răng miệng của trẻ em.

Tuy nhiên, trong 2 trường hợp sau nên áp dụng phương pháp nhổ răng để điều trị tủy răng trẻ em:

  • Răng viêm nhiễm nặng: Khi răng sữa bị viêm nhiễm do vỡ lớn, có mủ và viêm nhiễm trong xương, việc nhổ răng sẽ áp dụng để ngăn chặn sự lan rộng của viêm nhiễm, không ảnh hưởng đến vùng xương xung quanh.
  • Răng vĩnh viễn sẽ mọc trong 6 tháng tới: Nếu kết quả chụp phim cho thấy rằng răng vĩnh viễn dự kiến sẽ mọc trong vòng 6 tháng tới, việc nhổ răng sữa sớm sẽ tạo điều kiện cho quá trình mọc răng mới một cách thoải mái. Đồng thời, điều này cũng ngăn chặn tình trạng mọc lệch sau này.

5.2. Trám răng

Khi điều trị tủy răng trẻ em, nha sĩ có thể áp dụng biện pháp trám răng. Đặc biệt là đối với những trường hợp sâu răng gần tủy. Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em bao gồm các bước:

  • Áp dụng canxi hydroxit: Bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng canxi hydroxit lên vùng ngà răng mềm. Canxi hydroxit giúp kích thích quá trình tái tạo mô và ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn.
  • Trám eugenat: Sau khi canxi hydroxit được áp dụng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng bằng eugenat. Phương pháp này giúp bảo vệ tủy răng khỏi vi khuẩn và giảm thiểu nguy cơ viêm tủy tái phát.
  • Trám lại răng bằng GIC: Sau khoảng 6 tuần, khi tình trạng viêm tủy răng được kiểm soát và tủy răng đã khô ráo, bác sĩ sẽ thực hiện trám lại răng bằng vật liệu Composite thích hợp như GIC . Điều này giúp tái tạo lại cấu trúc và chức năng của răng một cách tự nhiên.
Điều trị viêm tủy răng ở trẻ em bằng cách trám răng

Điều trị viêm tủy răng ở trẻ em bằng cách trám răng

5.3. Lấy tủy buồng và trám răng

Phương pháp điều trị tủy răng trẻ em này được áp dụng các trường hợp buồng tủy bị viêm nhiễm và tủy ở chân răng vẫn còn lành. Quy trình điều trị tủy răng cho trẻ nhỏ bao gồm các bước:

  • Loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng: Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy răng bị nhiễm trùng, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây viêm.
  • Bôi formocresol ở đầu ống tuỷ: Sau khi loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ bôi formocresol lên đầu ống tuỷ để diệt khuẩn và ngăn chặn sự tái phát của viêm tủy.
  • Trám bít bằng eugenate: Sau khi đảm bảo vùng buồng tủy đã được làm sạch và khô ráo, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít bằng eugenate để bảo vệ phần tủy còn lại của răng cũng như ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
  • Trám lại bằng GIC: Sau khi quá trình điều trị tủy răng trẻ em hoàn thành, bác sĩ sẽ trám lại bằng vật liệu GIC để tái tạo lại cấu trúc và chức năng của răng.
Điều trị viêm tủy răng ở trẻ em bằng cách lấy buồng tủy và trám răng

Điều trị viêm tủy răng ở trẻ em bằng cách lấy buồng tủy và trám răng

5.4. Lấy tủy toàn phần

Phương pháp điều trị này được chỉ định cho những trường hợp viêm tủy răng mãn tính hoặc tủy răng bị hoại tử. Trong trường hợp này, trẻ thường xuất hiện triệu chứng như đau nhức về đêm, sưng tấy, lung lay và chảy mủ ở khe nướu. Quy trình điều trị tủy răng trẻ em bằng phương pháp lấy tủy toàn phần:

  • Lấy toàn bộ phần tủy răng: Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy toàn bộ phần tủy răng bị ảnh hưởng, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây viêm.
  • Trám bít ống tủy bằng reinforced zinc oxide và eugenol: Bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy bằng hỗn hợp reinforced zinc oxide và eugenol. Phương pháp này giúp bảo vệ và lấp đầy ống tủy, ngăn chặn vi khuẩn, tác nhân gây viêm xâm nhập.
  • Trám lại bằng GIC: Khi ống tủy đã được bảo vệ và lấp đầy, bác sĩ sẽ trám răng lại bằng vật liệu GIC. Điều này giúp tái tạo lại cấu trúc và chức năng của răng, đồng thời bảo vệ phần tủy còn lại.
Điều trị tủy răng cho trẻ em bằng cách lấy tủy toàn phần

Điều trị tủy răng cho trẻ em bằng cách lấy tủy toàn phần

6. Quy trình điều trị tủy răng trẻ em

Phòng khám nha khoa uy tín sẽ điều trị tủy răng cho trẻ em theo quy trình chuẩn y khoa để đảm bảo an toàn. Quy trình điều trị tủy răng trẻ em gồm các bước:

Bước 1: Thăm khám

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thăm khám để xem xét tình trạng răng miệng của bé, một số trường hợp, nha sĩ sẽ yêu cầu chụp X – Quang. Kết quả của chụp phim X-Quang sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức độ viêm tủy, đồng thời giúp xác định chiều dài của ống tủy. Dựa trên thông tin từ chụp X-Quang, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp để giải quyết vấn đề viêm tủy của răng.

Bước 2: Vệ sinh miệng, gây tê

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị là vệ sinh khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân có nguy cơ gây nhiễm trùng cho răng. Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi tiếp tục các bước điều trị.

Bước 3: Đặt đế cao su

Tiếp đến, bác sĩ sẽ đặt đế cao su vào răng cần điều trị viêm tủy. Bước này nhằm mục đích tạo ra một môi trường khô ráo xung quanh răng và giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào trong quá trình điều trị. Đồng thời bảo vệ các mô xung quanh răng khỏi hóa chất điều trị và ngăn chặn các hợp chất điều trị tủy không bị rơi vào đường tiêu hóa.

Bước 4: Điều trị tủy răng trẻ em

Sau khi chuẩn bị xong, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ tủy răng đã bị tổn thương và làm sạch ống tủy. Quá trình sẽ sử dụng các công cụ chuyên dụng để hút sạch tủy chết ra ngoài.

Bước 5: Trám bít ống tuỷ

Sau khi tủy răng được điều trị, ống tủy sẽ được trám bít bằng vật liệu trám như amalgame, composite hoặc vật liệu trám vô cơ khác. Việc trám bít ống tủy giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bước 6: Kiểm tra và điều chỉnh

Khi điều trị tủy xong, bác sĩ sẽ kiểm tra răng lại để đảm bảo quá trình điều trị đã được thực hiện đúng cách và không có vấn đề nào xảy ra. Nha sĩ sẽ điều chỉnh lại nếu cần thiết để bệnh lý được điều trị dứt điểm.

Các bước điều trị tuy răng cho trẻ em chuẩn y khoa

Các bước điều trị tuy răng cho trẻ em chuẩn y khoa

7. Biến chứng của bệnh viêm tủy răng ở trẻ em

Bệnh lý tủy răng ở trẻ em khi không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Khi mới bị viêm tủy nhẹ, các bác sĩ vẫn có thể điều trị tủy răng trẻ em để giúp răng hồi phục khỏe mạnh. Nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng viêm tủy có thể trở thành viêm tủy cấp. Từ đó, tủy răng sẽ dần bị hoại tử, dẫn đến viêm tủy mãn và khiến tủy răng chết hoặc thối.

Các chất hoại tử từ tủy răng có thể thoát ra qua lỗ chóp chân răng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vùng răng xung quanh như viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm và có thể hình thành u hoặc nang ở chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ em có thể bị mất răng.

Hơn nữa, vi khuẩn từ tủy răng cũng có thể lan rộng và gây ra các biến chứng ở các khu vực xa hơn như viêm xoang hàm hoặc viêm nội tâm mạc. Do đó, việc điều trị viêm tủy răng ở trẻ em cần được thực hiện sớm và đầy đủ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Viêm tủy răng không được điểm trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng

Viêm tủy răng không được điểm trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng

8. Biện pháp phòng ngừa viêm tủy ở trẻ

Để ngăn ngừa viêm tủy răng cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý đến quá trình ăn uống và chăm sóc răng miệng của trẻ:

  • Chải răng đúng cách: Hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải có lông mềm, nhẹ nhàng chải dọc theo chiều dài của răng hoặc theo vòng tròn.
  • Không đánh răng ngay sau khi ăn: Tránh đánh răng ngay sau khi ăn vì lúc này axit trong miệng có thể làm hại men răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Khuyến khích trẻ sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng và ngăn ngừa hôi miệng.
  • Hạn chế thức ăn nhiều đường: Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga và tinh bột. Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi và thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để răng trẻ khỏe mạnh.
  • Đeo máng chống nghiến: Trong trường hợp trẻ hay nghiến răng khi ngủ, cha mẹ hãy cho trẻ đeo máng chống nghiến.
  • Dụng cụ bảo vệ hàm khi thể thao: Khi tham gia các hoạt động thể thao mạnh, cha mẹ cần đảm bảo trẻ đeo dụng cụ bảo vệ hàm.
  • Thăm nha khoa định kỳ: Đưa trẻ đến thăm nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng để kiểm tra và xử lý các vấn đề răng miệng kịp thời.
Một số phương pháp giúp ngăn ngừa viêm tuy răng cho trẻ em

Một số phương pháp giúp ngăn ngừa viêm tuy răng cho trẻ em

9. Tìm kiếm nha khoa uy tín điều trị tủy răng trẻ em ở đâu tốt nhất?

Quá trình điều trị tủy răng cho trẻ em cần được thực hiện cẩn thận bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng hàm mặt. Do đó, cha mẹ cần lựa chọn nha khoa uy tín điều trị cho bé.

Để lựa chọn nha khoa uy tín chuyên điều trị tủy răng trẻ em, bạn nên xem xét những đánh giá và phản hồi từ bệnh nhân trước đó để có cái nhìn tổng quan về chất lượng và dịch vụ của nha khoa. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè đã từng điều trị nha khoa trước đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin nha khoa trên các trang web uy tín. NhaKhoaHub là một trong những trang tin chuyên review về các nha khoa uy tín. Chúng tôi cung cấp đến người dùng tất cả các thông tin liên quan đến nha khoa như thời gian hoạt động, địa chỉ, quy mô phòng khám, dịch vụ cung cấp, chi phí điều trị, hình thức thanh toán,....

Với những thông tin được chia sẻ trên đấy giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm tủy răng trẻ em. Các bậc phụ huynh cần chú ý những triệu chứng bất thường của trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị tủy răng trẻ em. Đặc biệt, bạn cần tìm lựa chọn một nha khoa uy tín để đảm bảo tủy răng được điều trị hiệu quả và không gây những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn chưa biết nên lựa chọn nha khoa nào, hãy điền form đăng ký tại NhaKhoaHub.vn để được tư vấn nhanh chóng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN