Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được? Hướng dẫn chế độ ăn uống đúng chuẩn

Đăng vào 05/03/2024
Bọc răng sứ là giải pháp hiệu quả để cải thiện vẻ đẹp của hàm răng và mang đến cho bạn một nụ cười tỏa nắng. Sau khi bọc răng sứ, việc chăm sóc và thích nghi với răng sứ mới là một quá trình quan trọng mà bạn cần đặc biệt cẩn thận. Vậy bọc răng sứ có ăn được không? Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được

I. Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?

Bọc răng sứ sau bao lâu thì ăn được? Theo các bác sĩ thì trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng ngay sau khi bọc răng, bạn nên hạn chế ăn uống để cơ thể có thời gian làm quen với răng mới. Nếu ăn uống ngay trong thời điểm này có thể sẽ gây ra tình trạng ê buốt răng hoặc khiến răng sứ bị rơi rớt. Do đó để chắc chắn thì bạn chỉ nên ăn sau khi bọc răng khoảng 2 tiếng.
Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?

Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?

Bọc răng sứ bao lâu thì ăn uống bình thường? Sau khoảng 24 - 48 tiếng, khi răng sứ đã được cố định, bạn có thể ăn uống như bình thường. Trên thực tế, khoảng thời gian này có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào quá trình thực hiện và điều trị của từng người. 
Nếu bạn lựa chọn được một phòng khám nha khoa uy tín và đáng tin cậy sẽ giúp quá trình bọc răng sứ được thực hiện đúng quy chuẩn, đảm bảo không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc ăn uống sau khi bọc răng. Còn nếu bạn không may gặp phải cơ sở làm răng sứ giả,  kém chất lượng thì không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng xấu khác.
Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn địa chỉ bọc răng sứ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân cũng như có thể ăn uống thoải mái sau khi bọc răng. 
Bạn có thể tham khảo NhaKhoaHub - Nền tảng review và tìm kiếm cơ sở nha khoa uy tín nhất hiện nay. NhaKhoaHub sẽ giúp bạn tham khảo và tìm được địa chỉ  nha khoa chất lượng và phù hợp với nhất với nhu cầu và điều kiện tài chính của mình. Đồng thời đây còn là nơi cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích về chăm sóc răng miệng.
Xem thêm: Bọc răng sứ có bền không? Phụ thuộc vào yếu tố nào?

II. Hướng dẫn chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ

Chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bảo vệ và nâng cao tuổi thọ cho răng sứ. Do đó sau khi thực hiện bọc răng, việc lưu ý và cẩn thận trong ăn uống là đặc biệt cần thiết. 

2.1. Trong 24 - 48 tiếng đầu tiên

Trong 24 - 48 tiếng đầu tiên sau khi thực hiện việc bọc răng sứ, mối liên kết giữa răng sứ và chân răng chưa đủ mạnh để chống lại lực ăn nhai lớn từ hàm răng. Do đó, thời điểm này đòi hỏi bạn phải có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo răng sứ được chắc khỏe. Để đảm bảo độ bền cũng như chất lượng của răng bọc sứ, các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa khuyên bạn nên chờ khoảng 1-2 tiếng  mới bắt đầu ăn uống. 
Đối với tình trạng răng bọc sứ ăn bị đau thì các chuyên gia khuyên rằng khi ăn, bạn nên lựa chọn những thực phẩm mềm hoặc lỏng sẽ giúp giảm áp lực cho răng, tránh cảm giác đau và tình trạng rơi rớt hay nứt vỡ không mong muốn. Theo các bác sĩ thì trong 24 - 48 tiếng đầu tiên, bạn nên ăn các loại thực phẩm lỏng, mềm và dễ nuốt như súp, cháo, rau củ xay nhuyễn, sinh tố, nước ép trái cây…Những món ăn này sẽ không gây ảnh hưởng cho răng sứ, giúp cơ hàm và răng của bạn dần quen với lực tác động lớn từ thức ăn.
Đồng thời, sau khi mới bọc răng sứ, bạn cũng nên nhai nhẹ nhàng, không nên ăn những loại thực phẩm cứng hoặc dai để tránh gây tổn thương cho răng sứ. Đặc biệt, bạn không nên ăn các  thực phẩm quá cứng vì có thể làm đứt gãy liên kết giữa răng sứ và cùi răng trụ. Ngoài ra, bạn cũng tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể dẫn đến tình trạng răng sứ bị kích thích và gây ê buốt kéo dài. 
Khi ăn bạn cũng nên lựa chọn những thực phẩm mềm hoặc lỏng

Khi ăn bạn cũng nên lựa chọn những thực phẩm mềm hoặc lỏng

2.2. Sau 24 - 48 tiếng

Sau 24 - 48 tiếng thì tức là bạn đã bọc răng sứ được khoảng 1-2 ngày. Lúc này, bạn có thể ăn uống như bình thường nhưng nên lưu ý nhai chậm và cẩn thận. Nhiều người thường gặp tình trạng bọc răng sứ ăn không ngon. Sở dĩ như vậy là vì sau khi bọc răng sứ, răng rất nhạy cảm và một số người có thể trải qua cảm giác không thoải mái ban đầu. Do đó, khi ăn bạn cũng cần nhai chậm và cẩn thận để giúp giảm thiểu cảm giác đau và tăng cường sự ổn định của răng sứ.
Bên cạnh đó, việc nạp thêm các loại thực phẩm giàu Vitamin C vào khẩu phần ăn cũng rất quan trọng để tăng sức đề kháng cho cơ thể và sức khỏe cho răng. Hơn nữa, theo một số nghiên cứu thì các rau quả chứa Vitamin C như cam, cà chua, quýt, bưởi, ổi, cà chua, bông cải xanh, ớt chuông,.....không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà còn có tác dụng làm sạch khoang miệng một cách tự nhiên và hiệu quả.
Giai đoạn này bạn cũng nên bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo rằng răng sứ luôn trong tình trạng chắc khỏe. Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu flour và canxi như trứng, tôm, cua, cá, thịt nạc, sữa tươi, phô mai, các loại rau màu xanh đậm....vào chế độ ăn hàng ngày là điều không thể bỏ qua. Những loại thực phẩm trên sẽ giúp răng miệng của bạn luôn trong tình trạng khỏe mạnh.
Cuối cùng, hãy nhớ uống đủ nước lọc hoặc nước ép hoa quả để duy trì độ ẩm cho răng và giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cho răng sứ. Hơn nữa, việc uống nhiều nước không chỉ giúp giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trong khoang miệng mà còn giúp loại bỏ cảm giác ê buốt răng một cách hiệu quả.
Tóm lại, việc chăm sóc và bảo quản răng sứ sau khi bọc đòi hỏi sự cẩn thận và  kỹ lưỡng cùng với những thói quen dinh dưỡng lành mạnh. Chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản này, bạn sẽ có thể duy trì răng sứ trong tình trạng tốt nhất và đem lại nụ cười rạng rỡ tự tin suốt đời.
Xem thêm: Bọc răng sứ bao lâu hết ê buốt? Cách giảm thiểu ê buốt
Nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu Vitamin C để làm sạch khoang miệng 

Nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu Vitamin C để làm sạch khoang miệng 

III. Sau khi bọc răng sứ nên kiêng gì?

Sau khi hoàn thành việc làm răng sứ, việc kiêng cử những thực phẩm và thói quen không tốt là điều rất quan trọng để bảo vệ răng sứ cũng như răng thật của bạn. Cụ thể, sau khi bọc răng sứ bạn nên kiêng một số thứ sau đây:
  • Tránh sử dụng các loại đồ ăn quá cứng hoặc quá dai: Các loại thực phẩm quá dai và quá cứng như càng cua, đá viên, xương sụn,....cũng có thể gây hại cho hàm răng của bạn. Việc ăn những thực phẩm này có thể dẫn đến nguy cơ sứt mẻ răng sứ. 
  • Không nên dùng những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Khi răng sứ trải qua sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chúng có thể dãn nở hoặc co lại, dẫn đến sự thay đổi về kích thước. Khi răng sứ mở rộng, có thể gây chèn ép và gây tổn thương nướu. Ngược lại, khi răng sứ co lại, các khe hở có thể hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và thức ăn dư thừa xâm nhập, gây ra sâu răng và hôi miệng. Vì vậy, việc duy trì sự ổn định về nhiệt độ trong khẩu phần ăn có thể giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực trên đối với răng sứ.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như các loại bánh kẹo, chocolate…bởi không chỉ gây hại cho răng sứ mà còn khiến răng thật bị sâu. Việc hạn chế tiêu thụ đường sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe nướu và răng hiệu quả hơn.
  • Không nên dùng các loại đồ uống có ga: Sau khi thực hiện phương pháp làm răng sứ, bạn cũng cần tránh tiêu thụ những loại đồ uống có chứa gas, vì chúng chứa nhiều axit có thể gây hỏng men răng. Và nếu vệ sinh răng không đúng cách, răng của bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Không nên dùng các loại đồ uống có ga để tránh gây hỏng men răng

Không nên dùng các loại đồ uống có ga để tránh gây hỏng men răng

  • Loại bỏ các loại đồ uống và thức ăn đậm màu: Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, hãy hạn chế sử dụng các đồ uống và thực phẩm đậm màu như trà xanh, nước chè, cà phê, nước tương..... Những loại thực phẩm này có thể gây xỉn màu, ố màu răng sứ lẫn răng thật của bạn.
  • Tránh xa những loại thức ăn và đồ uống chứa nhiều axit như: chanh, nước ngọt, rượu bia,...vì axit có thể gây hỏng chất keo kết dính răng sứ và khiến bề mặt sứ bị bào mòn nhanh.
  • Không hút thuốc lá: Không hút thuốc lá là một trong những điều quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe của răng sứ và răng thật. Thành phần trong khói thuốc có thể khiến răng bị biến đổi, xỉn màu và gây hại đến sức khỏe nướu và răng.
Việc tuân thủ các nguyên tắc kiêng cử sau khi làm răng sứ như trên sẽ giúp bạn bảo vệ răng miệng hiệu quả và giữ cho răng sứ luôn đẹp.
Xem thêm: Cách trị hôi miệng sau khi bọc răng sứ giúp tự tin giao tiếp hơn

IV. Cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ

Để duy trì vẻ đẹp trắng sáng và chắc khỏe của răng sứ sau khi bọc, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những bí quyết và thói quen chăm sóc răng sứ mà bạn không nên bỏ qua:
  • Đánh răng đúng cách: Việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày là điều không thể thiếu để loại bỏ mảng bám và bảo vệ men răng. Bạn nên sử dụng bàn chải mềm và tránh chải răng theo chiều ngang mà phải chải dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để tránh làm hỏng men răng sứ.
  • Sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa: Để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa và vi khuẩn trong khoang miệng, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Tránh sử dụng tăm vì có thể gây tổn thương cho nướu và răng. 
  • Dùng máy tăm nước: Nhằm hạn chế tổn thương cho răng, đặc biệt là răng sứ, việc sử dụng máy tăm nước là một lựa chọn thông minh. Nó giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám một cách hiệu quả mà không gây tổn thương cho men răng.
Việc sử dụng máy tăm nước là một lựa chọn thông minh

Việc sử dụng máy tăm nước là một lựa chọn thông minh

  • Nhai đều cả hai hàm: Khi ăn, nếu bạn chỉ nhai ở một bên hàm có thể tạo áp lực không cân đối và dồn nén lên các răng ở hàm bên đó. Điều này có thể dẫn đến sự yếu đi của các răng sứ lẫn răng thật. Do đó, việc phân bố đều lực nhai ở cả hai bên hàm khi ăn uống sẽ giúp giảm thiểu lực tác động lên răng sứ, từ đó bảo vệ răng sứ khỏi bị tổn thương do áp lực quá lớn.
  • Đeo máng chống nghiến răng: Nếu bạn hay nghiến răng khi ngủ, việc đeo máng chống nghiến răng là một phương pháp hiệu quả và cần thiết. Điều này giúp giữ cho hàm răng của bạn trong tư thế đúng đắn, ngăn chặn việc nghiến răng khi ngủ và bảo vệ răng bọc sứ khỏi bị tổn thương.
  • Khám định kỳ răng miệng: Việc điều trị và chăm sóc định kỳ tại nha khoa là cách để sớm phát hiện và xử lý các vấn đề bất thường của răng miệng, từ đó giữ cho răng sứ luôn trong tình trạng tốt nhất.

V. Gợi ý thực đơn 7 ngày sau khi bọc răng sứ

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên ăn uống như thế nào sau khi bọc răng sứ thì NhaKhoaHub xin gợi ý bảng thực đơn 7 ngày sau đây để bạn tham khảo:
Ngày 1:
  • Sáng: Súp gà, sữa chua
  • Trưa: Cháo thịt bằm, canh bí đỏ
  • Tối: Cháo cá lóc rau ngót, chuối chín
Ngày 2:
  • Sáng: Cháo yến mạch, dâu tây
  • Trưa: Bún bò Huế (bún cắt nhỏ), canh rau muống
  • Tối: Cháo tôm nấm, bánh flan
Ngày 3:
  • Sáng: Bánh mì kẹp trứng ốp la, sữa tươi
  • Trưa: Cơm mềm, thịt kho tàu, canh rau cải
  • Tối: Cháo thịt bằm khoai lang, sữa chua
Ngày 4:
  • Sáng: Súp cua, bánh bao
  • Trưa: Phở gà (gà xé nhỏ), canh măng mọc
  • Tối: Cháo đậu xanh, đu đủ chín
Gợi ý thực đơn sau khi bọc răng sứ

Gợi ý thực đơn sau khi bọc răng sứ

Ngày 5:
  • Sáng: Bánh mì mềm, pate, sữa tươi
  • Trưa: Cơm mềm, cá kho tộ, canh canh chua
  • Tối: Cháo tim heo hầm, bánh flan
Ngày 6:
  • Sáng: Cháo yến mạch, trái cây theo mùa
  • Trưa: Bún chả (chả cắt nhỏ), canh rau muống
  • Tối: Cháo nghêu, sữa chua
Ngày 7:
  • Sáng: Bánh mì kẹp thịt nguội, sữa tươi
  • Trưa: Cơm mềm, sườn xào chua ngọt, canh khoai mỡ
  • Tối: Cháo lòng heo, chuối chín

VI. Kết luận

Việc chăm sóc và bảo vệ răng bọc sứ từ chế độ ăn uống hàng ngày là một phần quan trọng không thể thiếu để duy trì nụ cười hoàn hảo và tự tin. Với những gì mà NhaKhoaHub vừa chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng quý bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích để áp dụng trong việc ăn uống hàng ngày sau khi thực hiện bọc răng sứ và có thể duy trì chất lượng và vẻ đẹp của răng sứ được lâu dài. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN