Lấy cao răng có đau không? Có gây hại cho men răng không?

Đăng vào 09/04/2024

Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà nó còn tích tụ nhiều vi khuẩn gây nên bệnh lý răng miệng. Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên lấy vôi răng định kỳ để loại bỏ mảng bám thức ăn và bảo vệ sức khỏe hàm hàm mặt. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy lo lắng: Lấy cao răng có đau không? Có gây hại cho men răng không? Bạn hãy theo dõi bài viết này của NhaKhoaHub để có câu trả lời cho vấn đề này.

1. Tại sao cần lấy vôi răng định kỳ?

Lấy cao răng định kỳ mang lại nhiều lợi ích đối cho răng miệng và tốt cho sức khỏe tổng thể của mỗi người.

1.1. Hạn chế hôi miệng

Mảng bám trên bề mặt răng lâu ngày sẽ phát triển thành cao răng khiến cho việc duy trì vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Cao răng tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây ra hôi miệng và hơi thở có mùi khó chịu.

1.2. Ngăn ngừa bệnh nha chu

Nếu mảng bám luôn tồn tại trên răng không được loại bỏ đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nướu. Tình trạng này sẽ gây tụt nướu và hình thành các khe hở gọi là túi nướu. Mảng bám rất dễ mắc kẹt trong các túi này và phương pháp đánh răng thông thường không thể loại bỏ chúng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu răng có thể khiến người bệnh mất xương và răng.

Xem thêm: Lấy cao răng có đau không? Có gây hại cho men răng không?
Lấy vôi răng định kỳ giúp ngăn ngừa bệnh nha chu

Lấy vôi răng định kỳ giúp ngăn ngừa bệnh nha chu

1.3. Ngăn ngừa sâu răng

Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sâu răng là sự tấn công của vi khuẩn phát triển trong mảng bám và axit do chúng tạo ra. Việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng một cách hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng và loại bỏ nguyên nhân gây nên những bệnh lý răng miệng khác.

1.4. Giảm chi phí đi nha khoa

So với chi phí điều trị các bệnh lý răng hàm mặt nghiêm trọng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,... do vi khuẩn trong cao răng gây ra, chi phí để thực hiện lấy cao răng thường thấp hơn nhiều. Điều này giúp mọi người giảm thiểu đáng kể chi phí điều trị nha khoa.

1.5. Bảo vệ chân răng

Cao răng tích tụ trong thời gian dài có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như viêm nhiễm viền nướu, thoái hóa viền nướu, suy yếu cấu trúc xương hàm và giảm độ bám của mô bao quanh chân răng. Những bệnh lý này sẽ gây đau răng và dẫn đến rụng răng. Lấy cao răng định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cấu trúc xương hàm, giúp chân răng vững chắc.

Lấy vôi răng định kỳ giúp bảo vệ chân răng

Lấy vôi răng định kỳ giúp bảo vệ chân răng

1.6. Cải thiện sức khỏe tổng thể

Lấy cao răng định kỳ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn hạn chế khả năng viêm nhiễm lan ra các cơ quan xung quanh như viêm amidan, viêm xoang và viêm họng. Quá trình này ngăn ngừa tình trạng viêm nội tâm mạc do vi khuẩn gây ra, đồng thời cải thiện các bệnh liên quan đến đái tháo đường hiệu quả.

2. Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng là biện pháp vệ sinh răng miệng thường được thực hiện tại các phòng khám và bệnh viện nha khoa. Quy trình này giúp loại bỏ cao răng, cải thiện tình trạng răng xỉn màu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Quá trình lấy cao răng có đau không? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe răng miệng tổng thể, mức độ vôi răng, kỹ thuật cạo vôi răng và tay nghề bác sĩ.

2.1. Mức độ vôi răng

Cao răng thường nằm ở phần thân của răng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Quá trình lấy cao răng diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15 - 30 phút và không gây cảm giác ê buốt hay chảy máu chân răng. Trong trường hợp vôi răng bám chặt dưới nướu gây viêm và sưng, việc lấy vôi răng có thể gây ra cảm giác ê buốt, nhưng sẽ biến mất sau vài ngày và không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.

Xem thêm:
Nếu vôi răng bám chặt dưới nướu gây viêm và sưng sẽ gây cảm giác ê buốt khi cạo vôi răng

Nếu vôi răng bám chặt dưới nướu gây viêm và sưng sẽ gây cảm giác ê buốt khi cạo vôi răng

2.2. Kỹ thuật lấy vôi răng

Lấy cao răng có đau không? Điều này tùy thuộc vào kỹ thuật cạo vôi răng. Nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ và khoa học, kỹ thuật lấy cao răng không còn gây cảm giác đau đớn hay khó chịu, đặc biệt khi lấy cao răng bằng máy siêu âm. Sử dụng sóng siêu âm giúp giảm thiểu cảm giác ê buốt cho khách hàng và rút ngắn thời gian điều trị. Đặc biệt, sóng siêu âm an toàn tuyệt đối, loại bỏ các mảng bám một cách nhanh chóng mà không làm tổn thương răng hoặc nướu.

Lấy vôi răng đúng kỹ thuật sẽ hạn chế cơn đau

Lấy vôi răng đúng kỹ thuật sẽ hạn chế cơn đau

2.3. Tay nghề của bác sĩ

Quy trình lấy cao răng có vẻ đơn giản nhưng thực tế phương pháp điều trị cần bác sĩ thực hiện một cách tỉ mỉ và nhẹ nhàng. Mặc dù không ảnh hưởng đến mô mềm và hạn chế tổn thương cho men răng, nhưng việc này cần được thực hiện bởi đội ngũ nha sĩ có trình độ chuyên môn tốt và nhiều kinh nghiệm.

Bác sĩ tay nghề tốt sẽ giúp quá trình lấy vôi răng nhẹ nhàng hơn

Bác sĩ tay nghề tốt sẽ giúp quá trình lấy vôi răng nhẹ nhàng hơn

3. Các bước lấy cao răng chuẩn y khoa

Quy trình lấy cao răng tại nha khoa bao được các bác sĩ thực hiện theo quy trình chuẩn y khoa như sau:

  • Bước 1: Thăm khám. Tại bước này, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của người bệnh, đo độ dày cao răng và lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp. Bạn cũng sẽ được các bác sĩ thông báo về một vấn đề có thể xảy ra sau quá trình lấy cao răng như chảy máu nướu, cảm giác ê buốt hoặc nhạy cảm.
  • Bước 2: Tìm cao răng. Nha sĩ sẽ dùng các phương pháp như sử dụng dụng cụ thăm dò hoặc bông gạc để tìm ra các vị trí có cao răng tích tụ.
  • Bước 3: Lấy cao răng. Bằng cách sử dụng các công cụ lấy cao răng chuyên dụng, nha sĩ sẽ loại bỏ cao răng và mảng bám mắc kẹt quanh chân răng. Trong quá trình này, bạn có thể cảm thấy ê buốt nhẹ nhưng không gây đau đớn.
  • Bước 4: Đánh bóng bề mặt răng. Sau khi loại bỏ cao răng, các bác sĩ sẽ đánh bóng và làm mịn bề mặt răng để ngăn cao răng quay trở lại cũng như làm răng sáng màu hơn.
  • Bước 5: Vệ sinh răng miệng. Cuối cùng, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng và chăm sóc răng miệng tại nhà. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị cho bạn nếu cần thiết.
Quy trình thực hiện lấy vôi răng chuẩn y khoa

Quy trình thực hiện lấy vôi răng chuẩn y khoa

4. Những điều cần chú ý khi cạo vôi răng

Như vậy, bạn đã hiểu rõ vấn đề: “Lấy cao răng có đau không?”. Để đảm bảo quá trình lấy cao răng diễn ra đúng cách và không gây đau đớn hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây:

  • Trẻ dưới 10 tuổi: Đối với trẻ nhỏ, khi răng sữa vẫn còn, răng vĩnh viễn đang trong quá trình hình thành, việc lấy cao răng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hình dáng của răng. Do đó, nên hạn chế việc lấy cao răng ở độ tuổi này hoặc giảm tác động đến răng.
  • Người mắc bệnh lý về răng miệng: Những người mắc các tình trạng như viêm tủy, sâu răng, viêm nha chu... có thể gặp phải tình trạng chảy máu và đau nhức khi lấy cao răng.
  • Phụ nữ mang thai: Việc lấy cao răng là cần thiết nhưng cần phải thực hiện vào thời điểm thích hợp. Đối với phụ nữ mang thai, việc lấy cao răng nên được thực hiện vào giai đoạn giữa 3 tháng thai kỳ thứ 4, 5, 6, tránh trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Một số vấn đề quan trọng cần chú ý khi lấy vôi răng

Một số vấn đề quan trọng cần chú ý khi lấy vôi răng

5. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến cạo vôi răng

5.1. Cạo vôi răng có gây hại men răng không?

Ngoài vấn đề: “Lấy cao răng có đau không?” Nhiều người còn thắc mắc không biết cạo vôi răng có gây hại men răng không? Cạo vôi răng không ảnh hưởng trực tiếp đến men răng, nhưng cần được thực hiện đúng cách để tránh sự mài mòn không mong muốn.

5.2. Bao lâu lấy cao răng 1 lần?

Tần suất lấy cao răng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người và khuyến nghị của chuyên gia nha khoa. Thông thường, nha sĩ khuyên mỗi người nên làm sạch cao răng 6 tháng một lần. Những trường hợp mắc bệnh nướu răng hoặc có nguy cơ cao bị viêm nướu do tiểu đường, hút thuốc lá, bị khô miệng… Việc lấy cao răng cần được thực hiện thường xuyên hơn, có thể là 3 tháng một lần.

5.3. Lấy cao răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Lấy cao răng không ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Quá trình này giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, kích thích quá trình phục hồi của nướu sau các cơn viêm. Nướu khỏe mạnh sẽ bám chặt hơn vào chân răng, giúp răng luôn chắc chắn.

Xem thêm: Top 12 cách lấy cao răng lâu năm tại nhà an toàn và hiệu quả
Lấy vôi răng đúng kỹ thuật không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Lấy vôi răng đúng kỹ thuật không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

5.4. Lấy cao răng bao nhiêu tiền?

Lấy cao răng giá bao nhiêu? Chi phí cho mỗi lần lấy cao răng tại các phòng khám, nha khoa thường sẽ khác nhau. Mức giá điều trị cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ cao răng, các gói dịch vụ do nha khoa cung cấp. Bạn nên trực tiếp đến nha khoa để được tư vấn và báo giá chi tiết.

5.5. Có thể tự lấy vôi răng ở nhà không?

Tự lấy cao răng tại nhà sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cao răng. Nếu thực hiện không đúng cách, có thể gây ra những tổn thương không mong muốn cho răng miệng. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn và điều trị an toàn.

6. Tìm kiếm nha khoa lấy cao răng uy tín ở đâu?

Để tìm kiếm nha khoa uy tín để lấy cao răng, bạn có thể tham khảo ý kiến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã từng điều trị răng hàm mặt trước đó. Họ sẽ chia sẻ đến bạn những thông hữu ích để lựa chọn được nha khoa phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét những đánh giá từ những bệnh nhân trước đó về các nha khoa mà bạn quan tâm để hiểu rõ hơn về những dịch vụ họ cung cấp.

Lấy cao răng tại nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn

Lấy cao răng tại nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn

Tra cứu trực tuyến cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể tìm hiểu thông tin nha khoa tại những trang web uy tín. NhaKhoaHub.vn là một trong những trang tin chuyên cung cấp đến người dùng những nha khoa đáng tin cậy. Tại đây, bạn sẽ được hiểu rõ tất cả các thông tin về các phòng khám răng hàm mặt như dịch vụ cung cấp, chi phí, quy mô hoạt động, địa chỉ… Từ đó giúp bạn lựa chọn được nơi điều trị thuận tiện và phù hợp nhất.

7. Kết luận

Với những thông tin được NhaKhoaHub chia sẻ như trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “ Lấy cao răng có đau không?”. Lấy cao răng có đau hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên bạn hãy chọn lựa nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị cách cách, giúp bạn chế cơn đau. Để được tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề liên quan đến thăm khám nha khoa, bạn hãy điền form đăng ký tại NhaKhoaHub ngay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN