Cập nhật bảng giá lấy cao răng mới nhất

Đăng vào 21/05/2024
Lấy cao răng giúp ngăn ngừa sâu răng, loại bỏ mảng bám và giữ cho hàm răng luôn sạch sẽ, giúp bạn duy trì hơi thở thơm tho. Vậy chi phí lấy cao răng là bao nhiêu? Hãy cùng NhaKhoaHub khám phá bảng giá lấy cao răng mới nhất cũng như những cách ngăn ngừa hình thành cao răng hiệu quả trong bài viết này nhé!

I. Cao răng là gì? Vì sao cần phải lấy cao răng?

Cao răng là kết quả của việc không đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách, dẫn đến tích tụ các vụn thức ăn và mảng bám ở dưới nướu, ở trong các kẽ răng hoặc vị trí xung quanh cổ chân răng. 
Cao răng có thể có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, màu vàng ở những người có thói quen hút thuốc lá. Khi răng của bạn bị tổn thương và chảy máu, cao răng có thể chuyển sang màu nâu đỏ, gọi là huyết thanh cao răng.
Quy trình lấy cao răng hay cạo vôi răng trong nha khoa là một phương pháp làm sạch sâu, giúp loại bỏ lớp cao răng đang bám vào răng. Đây là cách hiệu quả để loại bỏ cặn bã và mảng bám khoáng hóa từ bề mặt của răng và viền nướu. 
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, các bác sĩ nha khoa khuyến khích bạn nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 1 - 2 lần mỗi năm vì một số lợi ích sau đây:
Giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng
Cao răng chính là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn và những loại vi khuẩn sống ở các mảng bám cao răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nha chu, tụt lợi, men răng mòn,....Do đó, việc thường xuyên lấy cao răng là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn vi khuẩn sinh trưởng và gây các bệnh răng miệng.

    Cao răng chính là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn 

 Cao răng chính là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn 

Nâng cao tính thẩm mỹ cho răng
Việc loại bỏ cao răng cũng giúp tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng. Vì cao răng thường có màu sậm hơn so với răng thật, làm cho hàm răng của bạn trở nên không đẹp mắt. Sau khi lấy sạch cao răng, bạn sẽ có lại một hàm răng trắng bóng, giúp bạn có thể tự tin và rạng rỡ hơn khi cười.
Loại bỏ mùi hôi khó chịu 
Lấy cao răng không chỉ giúp cải thiện màu sắc răng mà còn giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong hơi thở. Khi cao răng tích tụ dày đặc, nhiều vi khuẩn trong miệng sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu. Việc loại bỏ cao răng có thể khắc phục tình trạng miệng bị hôi và giúp hơi thở của bạn luôn thơm tho.
Giảm chi phí điều trị nha khoa
Việc lấy cao răng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ nguy cơ bị viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy,....do các vi khuẩn trong cao răng gây nên. Từ đó, sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí thăm khám và điều trị nha khoa.
Ngăn ngừa một số bệnh lý do cao răng gây ra
Việc thực hiện cạo vôi răng định kỳ không chỉ giúp duy trì sức khỏe cho nụ cười rạng rỡ mà còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn trong cao răng gây ra. Thật vậy, những bệnh như viêm họng, bệnh tim mạch, viêm amidan và nhiều bệnh lý khác có thể được ngăn ngừa bằng cách loại bỏ vi khuẩn từ cao răng thông qua việc cạo vôi định kỳ. 
Bảo vệ xương hàm và chân răng hiệu quả
Việc tích tụ nhiều cao răng trong thời gian dài không chỉ gây ra tình trạng viêm lợi mà còn có thể dẫn đến tụt lợi, tiêu xương hoặc áp xe trong xương hàm. Hậu quả nghiêm trọng hơn, sự mất chỗ bám của chân răng có thể gây ra đau răng hoặc thậm chí là rụng răng. Việc thường xuyên lấy cao răng sẽ giúp bảo vệ xương hàm và chân răng của bạn một cách hiệu quả. 
 
Xem thêm:

II. Quy trình lấy cao răng như thế nào?

Quy trình lấy cao răng như thế nào?

Quy trình lấy cao răng như thế nào?

Quy trình lấy cao răng như thế nào? Thông thường, quy trình lấy cao răng sẽ được thực hiện theo tuần tự các bước sau đây:
Bước 1: Khám răng
Bước đầu tiên trong quá trình lấy cao răng là thăm khám răng. Điều này rất quan trọng vì thông qua việc thăm khám răng miệng tổng quát, các bác sĩ nha khoa mới có thể đánh giá được tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để xác định mức độ cao răng hay vôi răng cụ thể của từng người. Thông thường mức độ cao răng sẽ chia làm 3 mức độ sau đây:
  • Mức độ 1: Người bệnh có cao răng nhưng không quá nhiều
  • Mức độ 2: Lớp cao răng hay vôi răng dày và nhiều, có khả năng lan xuống và che phủ phần chân răng.
  • Mức độ 3: Ở mức độ này, lớp cao răng đã dày đặc, thậm chí có thể gây ra các vấn đề như tụt lợi, viêm lợi và các triệu chứng khác của những bệnh lý răng miệng thường gặp. Do đó, lúc này  đòi hỏi các bác sĩ phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng hơn để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 
Bước 2: Vệ sinh răng miệng 
Sau khi kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, các chuyên gia nha khoa sẽ tiến hành quá trình vệ sinh răng miệng để làm sạch răng miệng cho bệnh nhân. Quá trình này nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn cũng như giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình lấy cao răng.
Bước 3: Tiến hành lấy cao răng
Trong quá trình lấy cao răng, các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ mảng bám ra khỏi chân răng mà không gây tổn thương tới men răng.  
Một số trường hợp khi lấy cao răng có thể bị chảy máu do lớp cao răng quá dày và ăn sâu vào chân răng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến lợi và dẫn đến tình trạng lợi bị tách ra và chảy máu. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì sau khi vệ sinh và chăm sóc đúng quy trình, lợi sẽ phục hồi và bám vào răng như lúc đầu.
Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ mảng bám ra khỏi chân răng

Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ mảng bám ra khỏi chân răng

Quá trình lấy cao răng không gây đau đớn, tuy nhiên có thể gây cảm giác hơi ê buốt đối với những người có cơ địa nhạy cảm. Bác sĩ thực hiện quá trình lấy cao răng từ trong ra ngoài, lấy hàm dưới trước và sau đó đến hàm trên, loại bỏ lớp cao răng dần dần để đảm bảo sự thoải mái cho bệnh nhân.
Bước 4: Đánh bóng răng
Sau khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và đánh bóng cho răng của bạn. Các bác sĩ sẽ thoa một loại thuốc lên bề mặt răng để làm cho chúng trở nên nhẵn mịn và sáng bóng hơn.
Bước 5: Vệ sinh lại răng miệng và hướng dẫn cách chăm sóc răng
Để kết thúc quá trình lấy cao răng, bác sĩ sẽ vệ sinh lại răng miệng cho bệnh nhân và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cơ bản. Trong trường hợp phát hiện bệnh lý răng miệng, bệnh nhân sẽ được hẹn lịch tái khám để nhận điều trị chuyên sâu. Mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể và chi tiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bệnh nhân.

III. Chi phí lấy cao răng là bao nhiêu? Bảng giá lấy cao răng mới nhất

Lấy cao răng không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn mà còn giúp ngăn chặn việc vi khuẩn gây viêm nhiễm nướu và xương hàm. Đặc biệt, việc này được xem là một lựa chọn tốt dành cho những người có nguy cơ mắc bệnh nướu răng. 
Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chần chừ chưa đi lấy cao răng vì e ngại vấn đề chi phí. Vậy thì lấy cao răng hết bao nhiêu hay chi phí lấy cao răng có đắt không? 
Chi phí lấy cao răng là bao nhiêu? Bảng giá lấy cao răng mới nhất

Chi phí lấy cao răng là bao nhiêu? Bảng giá lấy cao răng mới nhất

Theo các chuyên gia thì chi phí lấy cao răng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể như sau:
Độ tuổi của người thực hiện
Khi xác định chi phí lấy cao răng, một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét là độ tuổi của người thực hiện. Đối với trẻ em, mức giá thường sẽ thấp hơn so với người lớn. Vì trẻ em có kích thước của răng nhỏ, cao răng ít hơn người lớn nên thời gian thực hiện cũng sẽ nhanh hơn. Do đó mà chi phí lấy cao răng ở trẻ em thường sẽ thấp hơn.
Mức độ cao răng nhiều hay ít:
Sau khi thăm khám tổng quát thì tùy thuộc vào mức độ của cao răng nhiều hay ít, các bác sĩ nha khoa sẽ xác định mức giá phù hợp dựa trên bảng giá niêm yết của cơ sở nha khoa đó. 
Những người thường xuyên làm sạch cao răng và có ít cao răng hay mảng bám thì chi phí sẽ thấp hơn. Ngược lại, những người lần đầu tiên làm sạch cao răng, có nhiều cao răng sẽ phải trả mức chi phí cao hơn do độ phức tạp và thời gian điều trị tăng lên.
Chất lượng của cơ sở nha khoa 
Chất lượng của cơ sở nha khoa cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí lấy cao răng. 
Những cơ sở nha khoa lớn, uy tín thường sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và trang thiết bị tiên tiến, giúp tăng cường hiệu quả và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ tại những nha khoa này thường được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm và kỹ năng tốt, từ đó mang lại sự tin tưởng và an tâm cho người điều trị.
Điều này cũng là lý do khiến chi phí lấy cao răng ở những nha khoa này cao hơn so với những địa chỉ kém uy tín, bởi chất lượng dịch vụ và an toàn được đảm bảo hơn.
Dưới đây là bảng giá lấy cao răng mới nhất mà bạn có thể tham khảo:
Dịch vụChi phí
Lấy cao răng + đánh bóng mức độ 1Giá giao động khoảng từ 110.000 - 200.000 đồng
Lấy cao răng + đánh bóng mức độ 2Giá giao động khoảng từ 220.000 - 300.000 đồng
Lấy cao răng + đánh bóng mức độ 3Giá giao động khoảng từ 330.000 - 400.000 đồng
 
Xem thêm:

IV. Cách ngăn ngừa hình thành cao răng

Sau khi lấy cao răng, bạn sẽ cảm nhận sự sạch sẽ và thoải mái hơn trong khoang miệng. Hàm răng của bạn cũng sẽ trở nên sáng màu hơn. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng dù bạn đã lấy cao răng nhưng các mảng bám trên răng vẫn có thể hình thành và cao răng lại tiếp tục xuất hiện. Vì thế nên các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
Bên cạnh đó, sau khi thực hiện lấy cao răng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để ngăn ngừa hình thành cao răng hiệu quả:
  • Để duy trì sức khỏe răng miệng, bạn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn, mỗi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đánh răng ít nhất 3 phút và tuân thủ đúng kỹ thuật để đảm bảo hàm răng được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.
Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn, sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ

Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn, sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ

  • Khi lựa chọn kem đánh răng, hãy chọn những loại có chứa fluor để bảo vệ men răng. Fluor có khả năng phục hồi và bảo vệ men răng khỏi hư hỏng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các sản phẩm làm sạch răng miệng chứa triclosan, một hoạt chất chống vi khuẩn hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành mảng bám trên răng.
  • Sau khi đánh răng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa truyền thống hoặc bàn chải kẽ răng để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng. Để chọn sản phẩm phù hợp, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ nha sĩ hoặc các chuyên gia về vệ sinh răng miệng. Họ sẽ tư vấn cho bạn về những sản phẩm cụ thể phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.
  • Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng nhằm loại bỏ toàn bộ mảng bám và thức ăn nằm sâu trong kẽ răng - những nơi mà bàn chải khó tiếp cận tới được. Việc này cũng giúp loại bỏ các vi khuẩn gây ra sự tích tụ của các mảng bám và hình thành cao răng.
  • Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước sau bữa ăn và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ giúp răng lợi chắc khỏe và làm sạch bề mặt răng của bạn.
  • Nên ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh vì những loại thức ăn này cần bạn phải nhai kỹ khi ăn nên sẽ có nhiều nước bọt được tiết ra trong quá trình nhai thức ăn. Từ đó sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra mảng bám trong khoang miệng.
  • Bạn cần hạn chế dùng những loại kẹo, bánh ngọt và các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, đặc biệt là vào các bữa muộn để giảm nguy cơ hình thành mảng bám trên răng.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng vì chúng dễ làm cho răng nhạy cảm và ê buốt.
  • Không nên dùng các loại đồ uống và thực phẩm có màu như cà phê, trà, nước ép cà rốt, nước ép cà chua,....Bởi vì những thực phẩm này sẽ khiến răng bị xỉn màu và nhanh hình thành các mảng bám.
  • Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đồ ăn quá mềm như kẹo dẻo, sô cô la, bánh quy,...cũng có thể gây ra vấn đề về vệ sinh răng miệng do chúng dính chặt vào răng và rất  khó loại bỏ.
  • Bạn cũng có thể sử dụng miếng dán trắng răng chứa pyrophosphates và hydrogen peroxide hàng ngày trong vòng 3 tháng để giúp giảm nguy cơ hình thành cao răng. Theo một nghiên cứu thì những người sử dụng miếng dán trắng răng có chứa các hoạt chất trên đã giảm cao răng đáng kể lên đến 30% so với những người không dùng.
Sử dụng miếng dán trắng răng để giúp giảm nguy cơ hình thành cao răng

Sử dụng miếng dán trắng răng để giúp giảm nguy cơ hình thành cao răng

  • Cần tránh sử dụng son môi trong vòng 7 ngày để tránh tình trạng son dính vào răng.
  • Sau khi lấy cao răng, lớp men răng và nướu vẫn đang trong quá trình ổn định, vì vậy bạn cần tránh sử dụng chất tẩy trắng để không gây kích ứng cho nướu và bị cảm giác ê buốt khó chịu.
  • Bạn cũng nên tránh xa các chất kích thích gây hại cho răng, đặc biệt là thuốc lá. Trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại có thể gây ra sự hình thành của mảng bám và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của men răng, khoang miệng, vòm họng và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

V. Kết luận

Lấy cao răng thường xuyên sẽ giúp làm giảm tình trạng hôi miệng, giảm nguy cơ viêm nha chu và hỗ trợ phát hiện sâu răng sớm. Trên đây, NhaKhoaHub vừa tổng hợp bảng giá lấy cao răng mới nhất để quý bạn đọc tham khảo. Hãy đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ hỗ trợ lấy cao răng hiệu quả và nhanh chóng nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN