Mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền? Cách tối ưu chi phí

Đăng vào 20/02/2024
Với người ấp ủ giấc mơ mở phòng khám nha khoa, “tiền” luôn là câu hỏi xuất hiện đầu tiên. Vậy cụ thể, mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền, và làm cách nào để tối ưu được chi phí một cách hiệu quả. Cùng NhaKhoaHub phân tích kỹ qua bài viết dưới đây!

I. Chi phí ban đầu để mở phòng khám nha khoa

1. Chi phí thuê mặt bằng

Việc lựa chọn mặt bằng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thành công của phòng khám nha khoa. Một mặt bằng tốt không chỉ nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng mà còn cung cấp một môi trường làm việc thuận lợi.
Khi chọn mặt bằng, bạn cần xem xét yếu tố như vị trí địa lý và sự cạnh tranh trong khu vực. Đánh giá thị trường địa phương để hiểu rõ về lượng khách hàng tiềm năng và mức độ cạnh tranh.
Chi phí thuê mặt bằng cũng cần phù hợp với ngân sách bạn đề ra. Theo Thông tư 40/2011/TT-BYT, một phòng khám chuyên khoa cần có diện tích ít nhất 10m2 dành cho việc khám và điều trị. Tùy vào vị trí và diện tích, chi phí thuê mặt bằng có thể biến động từ 10 - 80 triệu đồng mỗi tháng. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến tổng chi phí mở phòng khám.
Chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào địa điểm và sự cạnh tranh của nha khoa khác

Chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào địa điểm và sự cạnh tranh của nha khoa khác

2. Chi phí nội thất

Nội thất của phòng khám nha khoa không chỉ giới hạn ở việc tạo ra không gian làm việc thoải mái mà còn phản ánh chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp. Đầu tư đúng đắn vào nội thất sẽ góp phần tạo dựng uy tín và hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng. Do đó, chi phí nội thất cũng là một khoản quan trọng bạn cần xem xét kỹ lưỡng.
3 chi phí về nội thất không thể bỏ qua: trần nhà chống bụi, ánh sáng, tường kính
Có 3 yếu tố mà liên quan đến nội thất đặc biệt quan trọng mà bạn không thể bỏ qua:
  • Trần nhà chống bụi: Hầu hết các phòng khám nha khoa đều được xây dựng và thiết kế trần nhà chống bụi để duy trì vệ sinh và ngăn chặn tối đa sự phát tán bụi bẩn và vi khuẩn, nhất là trong môi trường y tế.
  • Ánh sáng: Bên cạnh việc vệ sinh nhờ trần nhà chống bụi, ánh sáng cũng cần được lắp đặt đầy đủ. Một phòng khám nhiều ánh sáng vừa tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân vừa cải thiện chất lượng làm việc của nhân viên.
  • Tường kinh: Sử dụng tường kính thay vì xây dựng các bức tường kín truyền thông để tạo không gian mở và cảm giác thoải mái cho phòng khám nha khoa. Tường kính mang lại tầm nhìn rộng, ánh sáng tự nhiên, và không khí thoáng đãng, giúp khách hàng cảm thấy thư giãn và dễ chịu trong quá trình chờ hoặc điều trị.
Tùy thuộc vào quy mô và diện tích của phòng khám, chi phí trang bị nội thất có thể biến động từ 50 triệu đến vài trăm triệu đồng. Điều này bao gồm chi phí cho nội thất văn phòng, các vật dụng trang trí.
Xem thêm: 

3. Chi phí máy móc, trang thiết bị

Chi phí cho các thiết bị máy móc là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách mở phòng khám. Đầu tư vào các thiết bị chất lượng không chỉ giúp tăng cường hiệu quả điều trị mà còn tạo dựng uy tín và sự tin tưởng từ phía khách hàng.
Trang thiết bị của 1 phòng khám nha khoa được phân loại thành 2 nhóm:
  • Các thiết bị cố định ban đầu: Bắt buộc phải có ghế nha khoa, tay khoan nha khoa, máy lấy cao răng, đèn trám, thiết bị chẩn đoán hình ảnh, máy nén khí, và thiết bị vô trùng. 
  • Các thiết bị hiện đại, cao cấp: Có thể bao gồm máy chẩn đoán hình ảnh (Pano, Ceph, 3D), máy nhổ răng không gây chấn thương Piezotome, máy cấy ghép Implant cho phẫu thuật nha khoa, máy tạo hình nướu, thiết bị vệ sinh răng miệng PT-A, máy tẩy trắng, máy quét Scan để lấy dấu.
Máy móc và trang thiết bị y tế sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và phạm vi hoạt động của phòng khám. Tuy nhiên, để tối ưu chi phí cho một nha khoa mới mở, ban đầu bạn nên chuẩn bị các thiết bị cơ bản như:
a. Ghế Nha Khoa
Để mở một phòng khám nha khoa, tất nhiên không thể thiếu ghế nha khoa. Thông thường, chi phí đầu tư vào ghế nha khoa sẽ chiếm 20-30% chi phí mở phòng khám. Tùy vào nhu cầu và ngân sách, bạn có thể lựa chọn các hạng ghế khác nhau từ cơ bản đến cao cấp với mức giá dao động khoảng 60 đến 250 triệu.
Ghế nha khoa - thiết bị không thể thiếu trong mỗi nha khoa

Ghế nha khoa - thiết bị không thể thiếu trong mỗi nha khoa

3 hãng ghế thông dụng nhất trong lĩnh vực nha khoa mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
  • Ghế nha khoa Yoshida: Sản phẩm đến từ Nhật Bản, giá bán rơi vào khoảng 60 triệu đồng.
  • Ghế nha khoa Gnatus: thương hiệu Brazil, có giá thành hơi cao, xấp xỉ 250 triệu đồng.
  • Ghế nha khoa Grace:  thương hiệu Đài Loan, có giá 144 triệu
b. Máy nén khí
Máy nén khí không dầu là một giải pháp an toàn cho sức khỏe bệnh nhân, vì nó cung cấp khí nén không chứa dầu hay tạp chất vào khoang miệng của bệnh nhân. 
Máy nén khí - thiết bị an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân

Máy nén khí - thiết bị an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân

Dựa vào quy mô của nha khoa, bạn có thể lựa chọn máy nén với khí dung tích phù hợp, từ mini đến dung tích lớn hơn, giá dao động từ 2 đến 12 triệu đồng. Cụ thể:
  • Nha khoa 1 ghế: Chỉ cần chọn máy nén khí mini, giá khoảng 2-5 triệu đồng.
  • Nha khoa có 2-3 ghế: Máy nén khí dung tích 70-180 lít sẽ phù hợp, có giá khoảng 6-12 triệu đồng. 
  • Nha khoa có từ 3 ghế trở lên hoặc trung tâm nha khoa lớn: Cần sử dụng máy nén khí dung tích từ 180 lít trở lên, thậm chí lắp đặt hệ thống khí nén riêng.
c. Máy lấy cao răng
Máy lấy cao răng chủ yếu được sử dụng để loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng và được coi là một trang thiết bị cơ bản và quan trọng trong phòng khám nha khoa. Giá của máy cạo vôi răng dao động từ 1 triệu đến 4 triệu đồng, tùy thuộc vào kiểu dáng và chức năng cụ thể của từng sản phẩm.
Giá của một chiếc máy lấy cao răng có giá tương đối rẻ

Một chiếc máy lấy cao răng có giá tương đối rẻ

d. Tay khoan nha khoa
Tay khoan nha khoa là một thiết bị hỗ trợ quá trình điều trị của các bác sĩ nha khoa. Khi chọn tay khoan, bác sĩ cần lưu ý về kích thước, tốc độ,   đặc biệt giảm tiếng ồn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm việc cũng như không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân. Giá cả của tay khoan tương đối rẻ, chỉ khoảng 400 đến 1 triệu đồng. 
Lựa chọn tay khoan nha khoa cần lưu ý về kích thước, tốc độ và độ giảm âm

Lựa chọn tay khoan nha khoa cần lưu ý về kích thước, tốc độ và độ giảm âm

e. Máy hút nha khoa
Hệ thống hút trung tâm trong nha khoa được phân loại thành hai loại chính: hệ thống ướt và hệ thống khô. Đối với mỗi chức năng, máy hút trung tâm sẽ có đa dạng về mẫu mã và giá thành. Tùy thuộc vào tính năng cụ thể, giá cả của máy hút nha khoa có thể dao động từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Hình ảnh minh họa về máy hút nha khoa 

Hình ảnh minh họa về máy hút nha khoa 

f. Thiết bị vô trùng
Thiết bị vô trùng là thiết bị không thể thiểu tại các phòng khám nha khoa, đặc biệt là trong bối cảnh phức tạp của đại dịch Covid-19. Các nha sĩ đặc biệt quan tâm đến các giải pháp tiệt trùng và vô trùng. Giá thị trường cho một máy hấp vô trùng loại tốt sẽ dao động trên dưới 30 triệu. 
Thiết bị vô trùng nha khoa
Máy chẩn đoán hình ảnh
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, công việc chẩn đoán hình ảnh nha khoa trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Hiện nay, trong một thiết bị đơn, các bác sĩ không chỉ nhận được hình ảnh 3D khuôn mặt và quét mô hình hàm 3D, mà còn có khả năng chụp 2D toàn cảnh và chụp sọ nghiêng. Việc tích hợp những tính năng này không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng.
Máy chẩn đoán hình ảnh là ứng dụng công nghệ hiện đại nên giá cả ở mức khá cao

Máy chẩn đoán hình ảnh là ứng dụng công nghệ hiện đại nên giá cả ở mức khá cao

Đối với máy chẩn đoán hình ảnh 3D, giá có thể dao động từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng, phụ thuộc vào các tính năng, chất lượng và thương hiệu cụ thể của máy.
Lưu ý: Ngoài các thiết bị nha khoa cơ bản, 1 số thiết bị nha khoa cao cấp hơn thì đồng nghĩa chi phí bỏ ra cũng đắt hơn, điển hình như máy cắm Implant hay máy khoan Laser có giá lên tới hơn 1 tỷ.
[Thực tế, việc đầu tư vào thiết bị nha khoa cho phòng khám đòi hỏi một số kinh phí không nhỏ. Vì vậy, quan trọng là phải xác định rõ hướng phát triển của phòng khám và lập kế hoạch đầu tư ngân sách một cách hợp lý.]
Xem thêm: Top 10+ thiết bị, dụng cụ nha khoa phổ biến tại phòng khám

II. Chi phí vận hành khi phòng khám nha khoa hoạt động

Để nha khoa có thể bắt đầu đi vào hoạt động và hoạt động 1 cách tốt nhất, bạn chi trả cho 2 nguồn chi phí chính là:

1. Chi phí trả lương nhân viên

Lương nhân viên có thể chiếm tới 30% tổng chi phí

Lương nhân viên có thể chiếm tới 30% tổng chi phí

Khi điều hành một phòng khám nha khoa, việc chi trả lương cho nhân viên là một khía cạnh quan trọng. Đây không chỉ là khoản đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn là yếu tố quyết định đến hiệu suất làm việc và sự hài lòng của khách hàng.
Bác sĩ nha khoa: Tại một phòng khám nha khoa có quy mô từ 3-5 ghế khám, thông thường sẽ có từ 2-3 bác sĩ với tổng quỹ lương dao động từ 30-50 triệu đồng/tháng. Dĩ nhiên, lương của bác sĩ phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của họ.
Y tá hoặc trợ lý nha khoa: Hỗ trợ bác sĩ trong quá trình khám và điều trị, đồng thời quản lý hồ sơ bệnh nhân và công việc hành chính.Mức lương dao động cho vị trí này là khoảng 8-12 triệu/tháng và con số này có thể thay đổi dựa vào kinh nghiệm và trình độ của nhân viên.
Lễ Tân: Tại một số nha khoa, y tá có thể đảm nhiệm luôn vị trí lễ tân. Tuy nhiên, cũng có nha khoa sẽ tách riêng vị trí này. Nhân viên lễ tân thường đảm nhiệm công việc đón tiếp và hỗ trợ bệnh nhân, có mức lương từ 6-8 triệu triệu/tháng. 
Kế toán: Người quản lý tài chính và các hóa đơn của phòng khám, có mức lương từ 7-10 triệu đồng/tháng.
Bảo Vệ: Bạn sẽ cần chi trả 6-8 triệu/tháng cho người có nhiệm vụ đảm bảo an nin, trật tự tại phòng khám của mình.
Nhân viên vệ sinh: Phòng khám nào cũng cần có nhân viên vệ sinh để đảm bảo môi trường phòng khám luôn sạch sẽ. Mức lương này không cố định vì bạn có thể thuê theo giờ.
Nhìn chung, tổng chi phí lương cho nhân viên trong một phòng khám có thể chiếm tới 30% tổng chi phí hoạt động. Đây là một khoản đầu tư đáng giá để đảm bảo rằng phòng khám vận hành trơn tru và hiệu quả, cũng như tạo điều kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng và nâng cao chất lượng dịch vụ.

2. Chi phí Marketing 

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt của ngành nha khoa, marketing không chỉ là một lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Việc đầu tư vào marketing không chỉ giúp phòng khám của bạn tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng mà còn giúp thương hiệu được chú ý. Marketing hiệu quả giúp tăng doanh thu, củng cố thương hiệu và xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành.
Chi phí marketing có thể chiếm từ 20% đến 50% doanh thu hàng tháng

Chi phí marketing có thể chiếm từ 20% đến 50% doanh thu hàng tháng

Sự đa dạng của các hình thức marketing như quảng cáo trực tuyến, marketing nội dung, hay các chương trình khuyến mãi, mang đến nhiều cơ hội để phòng khám nha khoa vừa thể hiện sự chuyên sâu trong kinh nghiệm, vừa cho thấy sự chu đáo trong dịch vụ của mình. Tuy nhiên, việc này cũng đòi hỏi một phần không nhỏ ngân sách phòng khám. Thông thường, chi phí marketing có thể chiếm từ 20% đến 50% doanh thu hàng tháng. Đây là một con số không hề nhỏ, nhưng lại là khoản đầu tư cần thiết để tạo dựng và duy trì thương hiệu nha khoa trên thị trường.
Nổi bật trong số các chiến lược marketing, việc kết hợp với Nhakhoahub.vn là một bước đi thông minh, giúp tối ưu hóa ngân sách marketing mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Nhakhoahub.vn không chỉ là một nền tảng để bệnh nhân tìm kiếm và đánh giá các phòng khám nha khoa uy tín, mà còn giúp phòng khám tiếp cận trực tiếp đến khách hàng mục tiêu của mình.

3. Chi phí khác

Bên cạnh 2 nguồn chi phí lớn trong quá trình vận hạnh, bạn cũng cần xem xét và dự cho có các khoản chi phí có thể phát sinh như gia hạn giấy phép hành nghề, phí hiệp hội nha khoa, chi phí cho mảng giáo dục đào tạo nhân viên. Ngoài ra, tiền điện, tiền nước, tiền bảo trì, sửa chữa vật liệu cũng được xếp vào chi phí duy trì hoạt động của nha khoa hàng tháng. 

III. Cách tối ưu chi phí hiệu quả khi mở phòng khám nha khoa

Mở một phòng khám nha khoa không phải là một điều đơn giản, có muôn vàn khó khăn, trong đó vấn đề về chi phí luôn là vấn đề nan giải nhất. 
Để không bị mất kiểm soát về chi phí, bạn cần phải tìm cách tối ưu chi phí. Trong đó, 3 cách dưới đây là 3 biện pháp tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

1. Có một quy trình rõ ràng

Đối với việc vận hành một phòng khám nha khoa, việc thiết lập một quy trình làm việc cụ thể và rõ ràng là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Việc này không chỉ giúp tạo ra dịch vụ hiệu quả nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, mà còn góp phần tối ưu hóa chi phí hoạt động của phòng khám. Mọi sự lệch pha trong quy trình làm việc có thể gây ra chi phí không cần thiết, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của phòng khám.
Quy trình làm việc rõ ràng giúp các bộ phận phối hợp nhịp nhàng, tối ưu chi phí vận hành

Quy trình làm việc rõ ràng giúp các bộ phận phối hợp nhịp nhàng, tối ưu chi phí vận hành

Quy trình làm việc rõ ràng giúp định hình các hoạt động hàng ngày của nhân viên. Việc lập quy trình không chỉ giúp bạn giám sát hiệu quả công việc của nhân viên mà còn giúp giảm bớt công việc thủ công, nhờ vào việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảm thao tác và di chuyển trong phòng khám. Điều này không chỉ giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn mà còn giảm bớt áp lực công việc.
Trong bối cảnh chi phí nhân sự chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí vận hành, việc xây dựng một quy trình làm việc cố định và đào tạo nhân sự theo quy trình đó trở nên cực kỳ quan trọng. 
3 cách để có 1 quy trình làm việc rõ ràng:
  • Chuẩn hóa quy trình làm việc: Hãy soạn thảo 1 bản quy trình làm việc riêng bằng văn bản. Sau đó có thể sử dụng phần mềm để trực quan hóa. Điều này đảm bảo cho quy trình thăm khám luôn được tuân thủ đúng và chính xác, giảm thiểu khả năng mắc lỗi
  • Tổ Chức Đào Tạo Quy Trình: Chủ phòng khám nên tổ chức đào tạo về quy trình làm việc thường xuyên bằng cách giao nhiệm vụ này cho 1 người có kiến thức chuyên sâu về đào tạo, hoặc tốt hơn hết là mời chuyên gia bên ngoài để tối ưu quy trình làm việc.
  • Số hóa hồ sơ bệnh án: Chuyển hồ sơ bệnh án của tât cả các trường hợp đến thăm khám tại nha khoa thành dạng số để tạo ra 1 kho tài liệu. Điều này giúp nhân viên mới dễ dàng tìm kiếm và tra cứu thông tin.

2. Tối ưu hóa chi phí Marketing

Như bạn biết chi phí Marketing chiếm 20-50% chi phí để mở phòng khám. Do đó việc tối ưu chi phí dành cho hoạt động này là cách hiệu quả giúp cho bạn tối ưu phí khi mở phòng khám nha khoa. 
Thay vì phải chi trả 1 số tiền lớn để quảng cáo trên các nền tảng đắt đỏ như facebook, google, youtube thì việc sử dụng nền nhakhoahub.vn như 1 nền tảng để truyền thông là một lựa chọn cực thông minh để tối ưu chi phí marketing.
Tối ưu chi phí marketing

Tối ưu hóa chi phí marketing

Chi phí bỏ ra để nha khoa của bạn có thể xuất hiện trên nhakhoahub.vn là rất ít. Đổi lại nha khoa sẽ có môi trường tương tác chuyên nghiệp với khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng được niềm tin và sự uy tín trong lòng khách hàng. Nhờ vậy và tên thương hiệu cũng dần dần có vị thế nhất định và vững chắc trên thị trường.

3. Quản lý hiệu quả các vật tư răng hàm mặt

Quản lý hiệu quả vật tư răng hàm mặt không chỉ giúp đảm bảo hoạt động liên tục và mượt mà của phòng khám nha khoa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí khi mở và vận hành phòng khám. Dưới đây là cách quản lý vật tư hiệu quả giúp tối ưu chi phí:
Quản lý vật tư bằng cách mua sắm đúng đắn giúp giảm thiểu chi phí dư thừa
+ Cách đặt hàng từ nguồn cung cấp
Bắt đầu bằng việc xác định nhu cầu cụ thể của phòng khám: bạn cần gì, mua từ đâu và quy trình đặt hàng như thế nào. Một hệ thống quản lý vật tư tập trung giúp theo dõi và kiểm soát tất cả hoạt động mua bán, từ đó tối ưu hóa quy trình và chi phí.
+ Tạo hệ sinh thái mua bán
Phát triển một hệ thống mua bán riêng cho phòng khám giúp kiểm soát mọi giao dịch vật tư, từ đó dễ dàng theo dõi, quản lý ngân sách và tránh lãng phí. Mọi giao dịch đều được ghi chép cẩn thận, giúp bạn phân tích và đưa ra quyết định mua hàng chính xác hơn.
+ Quản lý dữ liệu vật tư
  • Lưu trữ dữ liệu cẩn thận: Danh sách chi tiết các vật tư, từ trang thiết bị đến đồ dùng hàng ngày, giúp quản lý kho hàng dễ dàng và hiệu quả.
  • Đảm bảo chất lượng: Tất cả sản phẩm phải rõ ràng về xuất xứ và hạn sử dụng, được kiểm định bởi Bộ Y tế.
  • Phân loại kỹ càng: Các vật dụng được phân loại theo mục đích sử dụng, giúp việc tìm kiếm và sử dụng trở nên thuận tiện.
  • Định rõ người quản lý: Mỗi loại vật tư có người phụ trách cụ thể, tối ưu quản lý và tránh lãng phí.
+ Phân tích và dự đoán nhu cầu
Nhập liệu các hoạt động mua sắm vào phần mềm quản lý giúp bạn phân tích và dự đoán nhu cầu vật tư chính xác. Việc này giúp bạn tránh được tình trạng mua thừa hoặc thiếu, từ đó quản lý dòng tiền và chi phí hoạt động một cách tối ưu.
Bằng cách áp dụng những bước trên, bạn có thể tối ưu hóa quản lý vật tư trong phòng khám nha khoa, đảm bảo hoạt động hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ cao cho bệnh nhân.
Mời bạn xem thêm: Bật mí bí quyết chọn mặt bằng mở phòng khám nha khoa

IV. Một vài câu hỏi thường gặp về chi phí mở phòng khám nha khoa

Khi quan tâm đến chi phí để mở phòng khám nha khoa thì thì dưới đây là 3 câu hỏi đi kèm dễ bắt gặp nhất
Câu 1: Làm sao để lựa chọn vị trí mở phòng khám nha khoa phù hợp?
Trả lời: Việc chọn địa điểm phù hợp quyết định đến sự thành công của phòng khám. Cần xem xét đến dân số khu vực, sự cạnh tranh, mức độ tiếp cận khách hàng mục tiêu. Chọn vị trí gần khu vực dân cư đông đúc hoặc gần trung tâm y tế để thuận tiện cho khách hàng.
Câu 2: Cần bao nhiêu nhân viên để vận hành một phòng khám nha khoa?
Trả lời: Số lượng nhân viên cần thiết phụ thuộc vào quy mô phòng khám. Một phòng khám nhỏ có thể cần 2-3 bác sĩ, một lễ tân, và một vài nhân viên hỗ trợ. Lớn hơn có thể cần thêm bác sĩ chuyên môn, nhân viên hành chính, kế toán và bảo vệ. Lựa chọn nhân sự cần cân nhắc về trình độ chuyên môn và kỹ năng phục vụ.
Câu 3: Chi phí vận hành hàng tháng cho một phòng khám nha khoa là bao nhiêu?
Trả lời: Chi phí vận hành hàng tháng bao gồm lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng, chi phí tiện ích như điện và nước, cùng với marketing và bảo trì thiết bị. Chi phí này có thể chiếm khoảng 30% doanh thu, tùy thuộc vào quy mô và lượng khách hàng của phòng khám.

V. Kết luận

Nhìn chung, tổng chi phí để mở một phòng khám nha khoa có thể lên tới khoảng 500 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô và địa điểm của phòng khám.  Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn có thể có cái nhìn toàn diện và tiếp cận quản lý chi phí một cách hiệu quả, giúp mở phòng khám với chi phí tiết kiệm nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN