iconCall
iconZalo
Gọi miễn phí
Chat trên Messenger
iconMess
Chat trên Zalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắn

Phương pháp niềng răng hàm trên: Thời gian và chi phí thực hiện?

Đăng vào 13/03/2024

Niềng răng hai hàm thường sẽ giúp cân đối khớp cắn và đạt được kết quả tối ưu hơn. Tuy nhiên, một số khách hàng quan tâm đến việc chỉ niềng răng hàm trên để giảm chi phí điều trị. Nhưng liệu sự lựa chọn này có mang lại kết quả tốt không? Trong bài viết dưới đây, NhaKhoaHub sẽ cùng bạn khám phá và đưa ra câu trả lời. Đừng bỏ lỡ và tham gia cùng NhaKhoaHub để có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này.









Mời bạn xem thêm: CẬP NHẬT TOP 10+ NHA KHOA NIỀNG RĂNG TỐT NHẤT TẠI HÀ NỘI

1. Phương pháp niềng răng hàm trên là gì?


Niềng răng, còn được gọi là chỉnh nha, là phương pháp chuyên dụng trong nha khoa, sử dụng các khí cụ đặc biệt để điều chỉnh vị trí của các răng và xương hàm, từ việc điều chỉnh các cấu trúc răng thưa, răng khấp khểnh, răng chen chúc, răng hô đến các vấn đề liên quan đến khớp cắn và xương hàm như khớp cắn sâu, ngược, chéo, hở, hô xương, móm xương. Quá trình này mang lại nụ cười tự tin, thẩm mỹ tự nhiên, và cân đối về mặt môi – mũi – cằm.


Niềng răng hàm trên cũng áp dụng cùng nguyên lý, sử dụng các khí cụ phù hợp để điều chỉnh vị trí của các răng hàm trên, tạo ra kết quả mong muốn mà không cần đặt khí cụ trên cả hai hàm răng.


Phương pháp niềng răng hàm trên là gì?

Phương pháp niềng răng hàm trên là gì?


Xem thêm: Quy trình niềng răng đầy đủ và chi tiết nhất

2. Trường hợp phù hợp để niềng răng hàm trên


Dưới đây là một số trường hợp mà việc niềng răng hàm trên có thể được xem xét:



2.1. Niềng răng hô hàm trên


Khi các răng hàm trên chìa ra ngoài nhiều hơn hàm dưới, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Trong trường hợp răng hô hàm trên mọc chênh lệch ra phía ngoài mà hàm dưới không bị sai lệch, cung hàm đẹp và răng đều, việc niềng răng 1 hàm trên có thể được xem xét để tiết kiệm chi phí.



2.2. Niềng răng thưa hàm trên


Tình trạng thưa răng là khi khoảng cách giữa các răng lớn, không sát khít với nhau. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tự tin mà còn gây khó khăn trong việc ăn uống do thức ăn dễ giữ kẽ. Việc niềng răng hàm trên chỉ thực hiện khi kẽ thưa ít và hàm dưới đều đẹp.



2.3. Niềng răng móm hàm trên


Răng móm không chỉ gây bất tiện khi ăn uống và vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp của gương mặt. Trong trường hợp chỉ có một số răng móm trên hàm trên, việc niềng răng hàm trên có thể giúp cải thiện tình trạng này.



2.4. Niềng răng hàm trên khấp khểnh


Trong trường hợp chỉ có một số răng khấp khểnh ở hàm trên, niềng răng khểnh 1 hàm có thể được xem xét. Tuy nhiên, chỉ có thể niềng cho trường hợp khấp khểnh nhẹ, nếu tình trạng quá nặng và không cân đối khớp cắn, có thể cần can thiệp niềng răng 2 hàm để đạt hiệu quả cao hơn.


Trường hợp phù hợp để niềng răng hàm trên

Trường hợp phù hợp để niềng răng hàm trên



3. Chỉ niềng răng hàm trên có được không?


Thông thường, khi tư vấn niềng răng, các chuyên gia nha khoa thường chỉ định niềng cả hai hàm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, việc chỉ niềng răng hàm trên có thể được xem xét như một giải pháp tiết kiệm chi phí. Trước khi đưa ra quyết định, các bác sĩ sẽ tiến hành một đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng răng miệng của bệnh nhân và đề xuất phương án điều trị phù hợp nhất.


Vậy, chỉ niềng răng hàm trên có khả thi không? Dựa vào đánh giá chuyên môn, có thể kết luận rằng điều này là có thể . Việc chỉ niềng răng hàm trên vẫn có thể được thực hiện trong những trường hợp mà sai lệch răng không quá nặng, và chỉ cần điều chỉnh một số răng cụ thể trên hàm trên mà không ảnh hưởng đến hàm dưới. Trong những tình huống như vậy, việc điều chỉnh này thường đạt được kết quả tốt về cả mặt thẩm mỹ và chức năng.


Chỉ niềng răng hàm trên có được không?

Chỉ niềng răng hàm trên có được không?


Tuy nhiên, đối với những trường hợp có sự sai lệch lớn ở cả hai hàm và khớp cắn không đồng nhất, việc chỉ niềng răng hàm trên không đủ để khắc phục hoàn toàn tình trạng này. Trong những tình huống như vậy, việc niềng cả hai hàm là cần thiết để đảm bảo sự cân đối và hiệu quả trong điều trị, cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra.



4. Thời gian niềng răng hàm trên


Thời gian hoàn thành quá trình niềng hàm trên của mỗi người sẽ không giống nhau do nhiều yếu tố như tình trạng ban đầu của răng, khả năng di chuyển của chúng, phương pháp niềng răng được lựa chọn và tình trạng sức khỏe nha khoa trong suốt quá trình điều trị.




  • Tình trạng ban đầu: Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 6 đến 12 tháng cho những trường hợp chỉ cần điều chỉnh nhỏ hoặc có vấn đề thẩm mỹ không quá nghiêm trọng. Điều này phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh cần thiết và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

  • Mức độ nghiêm trọng của vấn đề răng: Trong các trường hợp có vấn đề nghiêm trọng như hàm nghiêng hoặc răng lệch, quá trình niềng hàm trên có thể kéo dài từ 18 đến 24 tháng.

  • Phương pháp niềng răng: Các phương pháp niềng răng hiện đại thường tốn ít thời gian hơn so với phương pháp truyền thống, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả.

  • Tuân thủ điều trị: Tuân thủ lịch trình điều trị và các hướng dẫn của bác sĩ nha khoa là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo kết quả tốt nhất, rút ngắn thời gian niềng. 


Xem thêm: Niềng răng mất bao lâu thì hoàn thành? Phụ thuộc yếu tố nào?

Thời gian niềng răng hàm trên

Thời gian niềng răng hàm trên



5. Các phương pháp niềng răng hàm trên


Dưới đây là một số phương pháp niềng răng hàm trên phổ biến để phù hợp với nhu cầu và mong muốn của từng bệnh nhân.



5.1. Niềng răng hàm trên bằng mắc cài cố định


Phương pháp này thích hợp cho các trường hợp cần điều chỉnh lớn về vị trí của răng. Dù thời gian điều trị có thể lâu hơn so với các phương pháp khác, nhưng kết quả thường ổn định và bền vững.


Niềng răng hàm trên bằng mắc cài cố định

Niềng răng hàm trên bằng mắc cài cố định



5.2. Niềng răng hàm trên bằng mắc cài mặt trong


Phương pháp này sẽ không lộ đi mắc cài, tạo ra nụ cười tự nhiên hơn. Tuy nhiên, việc vệ sinh răng miệng có thể khó khăn hơn và đòi hỏi sự cẩn thận cao.


Niềng răng hàm trên bằng mắc cài mặt trong

Niềng răng hàm trên bằng mắc cài mặt trong



5.3. Niềng răng hàm trên bằng khay trong suốt


Đây là lựa chọn tốt nhất cho những người muốn giữ nụ cười tự nhiên mà không lo lắng về mắc cài. Khay trong suốt không chỉ dễ sử dụng mà còn giúp duy trì vệ sinh răng miệng tốt.


Niềng răng hàm trên bằng khay trong suốt

Niềng răng hàm trên bằng khay trong suốt



6. Chi phí niềng răng hàm trên và toàn hàm khác nhau như thế nào?


Chi phí niềng răng hàm trên của các phương pháp nêu ở trên:




  • Niềng hàm trên bằng mắc cài kim loại: Giá dao động từ 15-30 triệu đồng;

  • Niềng răng hàm trên bằng mắc cài sứ: Có giá cao hơn một chút, từ 20-45 triệu đồng;

  • Niềng răng mắc cài mặt trong: Giá từ 15-50 triệu đồng;

  • Niềng răng trong suốt (không mắc cài): Có giá cao nhất, từ 30-100 triệu đồng.


Chi phí niềng răng hàm trên

Chi phí niềng răng hàm trên


Ngoài ra, chi phí cũng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và dịch vụ nha khoa. Để biết chi phí chính xác, bạn cần tham khảo và tư vấn trực tiếp tại các cơ sở nha khoa.


Mặc dù niềng răng hàm trên có chi phí thấp hơn, nhưng không chênh lệch quá nhiều so với niềng cả hai hàm. Việc chỉnh nha một hàm đòi hỏi kỹ thuật cao và không gây ra sai lệch khớp hàm. Do đó, nếu có điều kiện, niềng cả hai hàm sẽ mang lại nụ cười hoàn hảo nhất.



7. Tìm địa chỉ niềng răng hàm trên uy tín như thế nào?


7.1. Tìm kiếm trực tuyến


Sử dụng Google để tìm các cơ sở nha khoa cung cấp dịch vụ niềng răng hàm trên trong khu vực của bạn. Truy cập các trang web của các cơ sở này để biết thông tin về dịch vụ, phương pháp niềng răng, và đánh giá từ khách hàng trước đó.


NhaKhoaHub - nền tảng tìm kiếm nha khoa sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin




  • Dễ dàng tìm kiếm: cung cấp một cơ sở dữ liệu lớn về các cơ sở nha khoa trên khắp Việt Nam

  • Hiển thị kết quả: danh sách các cơ sở nha khoa phù hợp nhất với yêu cầu của bạn.

  • Thông tin chi tiết: bạn có thể xem thông tin chi tiết về từng cơ sở, bao gồm địa chỉ, số điện thoại, và các dịch vụ mà họ cung cấp.

  • Review của khách hàng: bạn cũng có thể đọc các đánh giá và nhận xét từ khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ  để có cái nhìn tổng quan về chất lượng và uy tín của cơ sở đó.

  • Thông tin hữu ích: Ngoài việc tìm kiếm, NhaKhoaHub còn cung cấp các thông tin hữu ích về sức khỏe răng miệng và các loại dịch vụ nha khoa khác.


Xem thêm:

7.2. Thăm khám và tư vấn


Đặt cuộc hẹn tư vấn với các bác sĩ tại các cơ sở nha khoa bạn quan tâm. Thăm khám và thảo luận với họ về phương pháp niềng răng, chi phí, và dự kiến kết quả. 



7.3. Bảo hiểm y tế và chi phí


Xác định các chi phí và bảo hiểm y tế mà cơ sở nha khoa có chấp nhận, để đảm bảo rằng bạn có thể thanh toán một cách thuận tiện và không gặp khó khăn về tài chính.


Chỉ niềng răng hàm trên mà không niềng cả hai hàm có thể không đảm bảo kết quả như mong đợi. Để tránh những thất vọng sau khi hoàn tất quá trình niềng răng, việc lựa chọn này đòi hỏi sự suy xét kỹ lưỡng. Hãy tìm đến các chuyên gia nha khoa để được tư vấn một cách tỉ mỉ và chính xác, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho sức khỏe và nụ cười của mình.

Bùi Thị Ngọc Oanh
Facebook
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.