Niềng răng hàm dưới: Những điều cần biết trước khi niềng

Đăng vào 10/03/2024

Niềng răng hàm dưới là phương pháp thẩm mỹ thường được áp dụng cho các trường hợp như răng móm, răng thưa, răng mọc không đúng vị trí… Niềng một hàm sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn nhưng liệu nó có mang lại hiệu quả tốt? Bạn hãy theo dõi ngay bài viết này của NhaKhoaHub để hiểu rõ hơn về quá trình niềng răng hàm dưới và những vấn đề cần biết trước khi niềng.

Mời bạn xem thêm: CẬP NHẬT TOP 10+ NHA KHOA NIỀNG RĂNG TỐT NHẤT TẠI HÀ NỘI

1. Niềng răng hàm dưới là gì?

Niềng răng một hàm là một phương pháp sử dụng các thiết bị niềng răng như mắc cài hoặc khay trong suốt gắn lên răng. Quá trình này sẽ tạo ra lực kéo để di chuyển các răng bị lệch về vị trí đúng, đảm bảo khớp cắn chuẩn với hàm trên.

Xem thêm: Niềng răng 1 hàm có được không? Thời gian và chi phí thực hiện
Niềng răng hàm dưới là gì?

Niềng răng hàm dưới là gì?

2. Trường hợp cần niềng răng hàm dưới?

Để quá trình niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất, thông thường các bác sĩ sẽ khuyến khích niềng cả hai hàm. Nhưng nếu răng chỉ bị lệch lạc hàm dưới, bạn có thể chỉ niềng một hàm để tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, nếu niềng răng một hàm nhưng không có sự cân đối có thể gây khó khăn trong việc ăn uống hằng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

3. Các phương pháp niềng răng mặt dưới

Niềng răng hàm dưới được thực hiện theo nhiều phương pháp:

3.1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng bằng cách sử dụng mắc cài kim loại được các chuyên gia nha khoa khuyến khích như một phương pháp truyền thống mang lại hiệu quả cao. Bằng cách áp dụng lực tác động cân đối từ các thiết bị chỉnh nha và sự ổn định của khung kim loại, quá trình điều chỉnh răng về đúng vị trí an toàn và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Niềng răng một hàm dưới bằng mắc cài kim loại

Niềng răng một hàm dưới bằng mắc cài kim loại

3.2. Niềng răng mặt trong

Một trong những phương pháp niềng răng hàm dưới được ưa chuộng là sử dụng mắc cài kim loại gắn ở mặt trong của răng. Điều này không chỉ giữ cho quá trình điều chỉnh nha khoa trở nên thẩm mỹ hơn mà còn mang lại sự thoải mái cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc chỉnh nha bằng phương pháp này có thể mất thời gian hơn so với các kỹ thuật niềng răng mắc cài mặt ngoài răng, nhưng đổi lại là sự đảm bảo về hiệu quả và tính ổn định lâu dài.

Niềng răng hàm dưới bằng mắc cài mặt trong

Niềng răng hàm dưới bằng mắc cài mặt trong

3.3. Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ là một phương pháp nha khoa tiên tiến, sử dụng hệ thống mắc cài được làm từ sứ và dây cung trong suốt nhằm tối ưu hóa tính thẩm mỹ. Phương pháp này tác động lực nhẹ nhàng để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn. Khung niềng răng mắc cài sứ tương tự như mắc cài kim loại, nhưng với vật liệu sứ nguyên chất nên có thẩm mỹ cao và màu sắc tương tự như răng tự nhiên.

Chỉnh nha hàm dưới bằng phương pháp mắc cài sứ

Chỉnh nha hàm dưới bằng phương pháp mắc cài sứ

3.4. Niềng răng không mắc cài

Hiện nay, niềng răng không mắc cài đã trở thành lựa chọn phổ biến trong việc chỉnh nha, vì khả năng sử dụng các khay niềng trong suốt thay thế cho các loại mắc cài truyền thống. Điều này giúp bảo toàn tính thẩm mỹ của hàm răng trong suốt quá trình niềng. Tuy nhiên, phương pháp này thường có chi phí cao hơn so với các phương pháp niềng răng mắc cài khác.

Niềng răng không mắc cài tại hàm dưới

Niềng răng không mắc cài tại hàm dưới

4. Quy trình niềng răng hàm dưới chuẩn y khoa

Dù niềng răng cả hai hàm hay niềng răng một hàm, quá trình niềng cũng cần thực hiện theo các bước như sau:

4.1. Bước 1: Thăm khám

Để đảm bảo việc điều chỉnh răng hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng. Từ đó đánh giá mức độ phát triển của xương hàm, sự sai lệch về vị trí và mức độ của các răng. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp niềng răng phù hợp với chi phí, thời gian và cách thức thực hiện của từng loại niềng răng.

Người bệnh cũng sẽ được kiểm tra tổng quát để phát hiện và điều trị mọi vấn đề răng miệng khác trước khi bắt đầu quá trình niềng răng. Điều này đảm bảo rằng hàm răng khỏe mạnh và sẵn sàng cho quá trình điều chỉnh răng.

Thăm khám trước khi niềng răng

Thăm khám trước khi niềng răng

4.2. Bước 2: Nhổ răng

Không phải tất cả các trường hợp niềng đều phải nhổ răng nhưng đối với phần lớn người trưởng thành chỉnh nha, việc nhổ răng thường bắt buộc, trừ trường hợp có răng thưa hoặc đã mất nhiều răng trước đó. Khi niềng răng hàm dưới, cần nhổ bỏ 2 răng hoặc 1 răng dựa trên sự lệch lạc, khấp khểnh của răng và mức độ phát triển của xương hàm.

Xem thêm: Niềng răng có phải nhổ răng không? Sự thật về việc nhổ răng khi niềng

Nhổ răng để tạo thêm khoảng trống giúp răng di chuyển về đúng vị trí

Nhổ răng để tạo thêm khoảng trống giúp răng di chuyển về đúng vị trí

4.3. Bước 3: Lấy dấu hàm

Quá trình lấy dấu hàm diễn ra nhanh chóng bằng cách ấn răng hàm dưới vào mẫu thạch cao. Kết hợp với số liệu và kết quả X-quang, mẫu hàm được gửi đến phòng Labo để các kỹ thuật viên thực hiện chế tác mắc cài hoặc khay niềng phù hợp.

Không có bất kỳ trường hợp nào người bệnh có cùng mức độ và dạng sai lệch răng. Vì vậy, quá trình chế tác mắc cài hoặc khay niềng cũng phải được điều chỉnh tùy thuộc vào từng trường hợp. Bộ khí cụ được chế tác cần đảm bảo đủ lực siết để răng di chuyển và ôm sát răng, đồng thời tránh hiện tượng rớt khỏi răng.

Lấy dấu hàm để làm mắc cài

Lấy dấu hàm để làm mắc cài

4.4. Bước 4: Niềng răng

Quy trình niềng răng hàm dưới bắt đầu bằng việc làm sạch răng miệng, sau đó bác sĩ sẽ gắn các mắc cài lên răng và cố định chúng bằng chất gel dính. Hệ thống dây cung được luồn qua các mắc cài, tạo ra sự thống nhất để kết nối các mắc cài với dây cung. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại mức độ cố định và lực siết của mắc cài với răng sau khi hoàn thành quá trình gắn.

Trong trường hợp niềng răng bằng khí cụ khay nhựa tháo lắp, bác sĩ cũng sẽ làm sạch răng và gắn khay niềng đầu tiên lên răng. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn người bệnh cách tháo lắp và thay khay niềng tại nhà, sau đó nhận những khay niềng thay thế. Điều này giúp tạo sự thuận tiện và linh hoạt trong quá trình điều trị.

Tiến hành niềng răng hàm dưới

Tiến hành niềng răng hàm dưới

4.5. Bước 5: Chỉnh nha định kỳ

Việc chỉnh nha định kỳ khi niềng răng mắc cài nhiều hơn so với niềng răng bằng khay nhựa. Bác sĩ phải thường xuyên điều chỉnh lực siết của hệ thống khí cụ mắc cài theo tiến trình di chuyển của răng. Các buổi tái khám định kỳ cũng là dịp để bác sĩ kiểm tra khoang miệng có sạch sẽ hay không, cũng như theo dõi các chuyển biến của răng, khớp cắn, nhằm đảm bảo kế hoạch điều trị diễn ra thuận lợi.

Trong trường hợp niềng răng bằng khay nhựa, tần suất tái khám thường ít hơn. Bệnh nhân cũng được đánh giá hiệu quả di chuyển răng ở mỗi giai đoạn và nhận bộ khay niềng cho thời gian tiếp theo trong quá trình điều trị.

Chỉnh nha định kỳ đúng thời gian trong quá trình niềng răng

Chỉnh nha định kỳ đúng thời gian trong quá trình niềng răng

4.6. Bước 6: Duy trì răng sau khi niềng

Giai đoạn cuối cùng của quá trình niềng răng hàm dưới là việc đeo hàm duy trì, một phần rất quan trọng để duy trì kết quả tốt nhất. Dù răng của bạn có thẳng và đều, khớp cắn đã được cải thiện, nhưng chúng vẫn chưa ổn định hoàn toàn. Đeo hàm duy trì giúp răng giữ vị trí sau khi đã di chuyển, cung cấp sự quán tính cho việc nhai và giúp răng linh hoạt hơn trong quá trình ăn uống.

Đeo hàm duy trì để đạt kết quả lâu dài

Đeo hàm duy trì để đạt kết quả lâu dài

5. Các giai đoạn niềng răng một hàm dưới

Niềng răng hai hàm và niềng răng một hàm đều trải qua 4 giai đoạn, thời gian của mỗi giai đoạn phụ thuộc và tình trạng của mỗi người:

  • Giai đoạn 1: Từ 2-6 tháng

Đây là thời điểm quan trọng để xác định vị trí của các răng đúng như mong muốn, kéo dài từ 2 đến 6 tháng. Trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy các răng dịch chuyển khá nhanh và được sắp xếp một cách đều đặn. Đặc biệt, nhiều người có vấn đề về khớp cắn nhẹ cũng sẽ nhận ra sự cải thiện trong quá trình này.

  • Giai đoạn 2: Từ 3-6 tháng

Trong giai đoạn này, các răng vẫn tiếp tục dịch chuyển đến vị trí mong muốn, nhưng tốc độ di chuyển sẽ chậm lại, thường mất khoảng 3 đến 6 tháng. Trong trường hợp bệnh nhân cần phải nhổ răng, bác sĩ sẽ đặt lịch tái khám và kiểm tra, điều chỉnh mắc cài sao cho phù hợp với quá trình điều trị.

  • Giai đoạn 3: Từ 6-9 tháng

Trong giai đoạn này, tập trung vào việc điều chỉnh và cố định khớp cắn. Thông thường, thời gian cần cho giai đoạn này dao động từ 6 đến 9 tháng.

  • Giai đoạn 4: Khoảng 6 tháng

Sau khi hoàn thành quá trình niềng, sẽ tháo mắc cài và đeo hàm duy trì trong khoảng 6 tháng. Điều này giúp răng ổn định và thích nghi tốt hơn trong quá trình ăn nhai.

Xem thêm: Niềng răng mất bao lâu thì hoàn thành? Phụ thuộc yếu tố nào?

6. Những lưu ý quan trọng khi niềng răng hàm dưới

Để đảm bảo quá trình niềng răng an toàn và đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn cần chú ý:

6.1. Chọn nha khoa uy tín

Lựa chọn nha khoa uy tín là yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình niềng răng. Bạn cần tìm hiểu về mức độ uy tín và danh tiếng của phòng khám, kiểm tra giấy phép hoạt động và kinh nghiệm của các bác sĩ. Sau đó, quan sát về trang thiết bị y tế và công nghệ hiện đại mà nha khoa sử dụng. Bạn cũng nên xem xét và phân tích đánh giá những phản hồi từ khách hàng trước đó. Những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và an tâm khi chọn nha khoa cho quá trình niềng răng tốt nhất.

6.2. Phương pháp niềng phù hợp

Để đảm bảo chất lượng trong quá trình niềng răng hàm dưới, bạn cần lựa chọn phương pháp phù hợp. Các bác sĩ cần phải xác định tình trạng răng và cấu trúc của hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp niềng răng thích hợp như mắc cài kim loại, mắc cài sứ, hoặc niềng bằng khay nhựa. Quan trọng nhất là phương pháp niềng phải được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và sử dụng trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Lựa chọn phương pháp chỉnh nha hàm dưới phù hợp

Lựa chọn phương pháp chỉnh nha hàm dưới phù hợp

Lựa chọn phương pháp chỉnh nha hàm dưới phù hợp

6.3. Thăm khám đúng lịch hẹn

Bác sĩ đã lập kế hoạch di chuyển răng một cách khoa học và có thời gian cụ thể cho mỗi bước. Để đảm bảo quá trình điều trị không bị gián đoạn và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, bạn hãy đến nha khoa tái khám đúng hẹn. Trong trường hợp bạn không thể đến đúng thời gian, hãy liên hệ ngay với nha sĩ để họ sắp xếp lại lịch tái khám một cách hợp lý.

6.4. Vệ sinh răng hàm mặt sạch sẽ, ăn uống khoa học

Mang niềng răng khá bật tiện cho quá trình ăn uống, giai đoạn đầu tiên niềng răng là thời gian đặc biệt nhạy cảm, bạn phải kiêng khem nhiều thứ. Hãy hạn chế các loại thức ăn, đồ uống có thể ảnh hưởng đến quá trình niềng răng để duy trì sức khỏe răng hàm mặt. Đồng thời, bạn cũng nên quên bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Việc vệ sinh răng cũng cần cẩn thận và kiên nhẫn hơn, bạn phải đảm bảo loại bỏ các vụn thức ăn kỹ lưỡng. Đồng thời cũng cần bảo vệ niềng răng không bị bong ra, tránh tổn thương cho lưỡi và nướu trong quá trình vệ sinh.

7. Niềng răng hàm dưới và hàm trên có gì khác biệt?

Theo đánh giá của các chuyên gia nha khoa, quá trình niềng răng hàm dưới tương đối đơn giản hơn so với niềng răng hàm trên:

  • Răng hàm trên đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ của khuôn mặt, do đó, việc điều chỉnh răng ở hàm trên đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao.
  • Trong những trường hợp cần mở rộng xương hàm, thì việc thực hiện ở hàm dưới được xem là thuận lợi hơn do cấu trúc xương hàm ở hàm trên liên kết với hệ thống thần kinh, dẫn đến nhiều rủi ro.
Sự khác biệt khi niềng răng hàm dưới và hàm trên

Sự khác biệt khi niềng răng hàm dưới và hàm trên

8. Câu hỏi liên quan đến niềng răng một hàm dưới

8.1. Chỉ niềng một hàm răng dưới được không?

Niềng răng hàm dưới có được hay không? Điều này phụ thuộc vào tình trạng răng sai lệch của mỗi người. Bác sĩ cần phải đánh giá tỉ mỉ tình trạng răng miệng của người bệnh để lập kế hoạch điều trị phù hợp. Thông thường, những người có tình trạng răng lệch lạc ít và hàm trên không cần can thiệp chỉnh nha thì chỉ cần niềng răng một hàm dưới. Quá trình này sẽ sắp xếp các răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp cải thiện hàm răng một cách hiệu quả và thẩm mỹ.

8.2. Nắn chỉnh răng một hàm dưới có hiệu quả không?

Các chuyên gia khuyến cáo nên niềng cả hai hàm răng để đạt hiệu quả tốt nhất. Niềng chỉ một hàm có thể gây ra sự mất cân đối với hàm răng còn lại, không đảm bảo sự hài hòa tổng thể. Nếu hàm trên và hàm dưới không cần đối, kết quả của quá trình niềng răng hàm dưới không đạt được hiệu quả tốt nhất.

8.3. Niềng răng hàm dưới bao lâu?

Thời gian niềng răng một hàm dưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ tuổi tác, tình trạng răng của bạn cho đến loại dụng cụ niềng răng được sử dụng. Theo các chuyên gia nha khoa, thời gian niềng răng hàm dưới thường dao động từ 1.5- đến năm nếu quá trình niềng răng được thực hiện đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, mỗi trường hợp đặc biệt, việc điều chỉnh răng sẽ phụ thuộc vào sự phát triển và cơ địa của từng người.

8.4. Niềng răng một hàm dưới chi phí bao nhiêu?

Thực tế, chi phí niềng răng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng bệnh nhân. Niềng răng cho một hàm thường có giá bằng khoảng một nửa chi phí so với việc niềng toàn bộ hàm, dao động từ 25-40 triệu đồng tùy thuộc vào loại hình niềng răng và địa điểm thực hiện.

8.5. Niềng răng hàm dưới có đau không?

Việc niềng răng hàm bên dưới có thể gây ra cảm giác đau và khó chịu khi mới gắn mắc cài và sau mỗi lần siết lại dây cung. Tuy nhiên, mức độ đau này phụ thuộc vào ngưỡng chịu đựng của từng người, có thể biểu hiện dưới dạng răng ê ẩm, đau nhức. Một số trường hợp còn bị loét miệng, trầy xước lưỡi do sự cọ sát của mắc cài. Những cơn đau này là dấu hiệu của quá trình dịch chuyển răng, sau khoảng 1 tuần cảm giác đau sẽ giảm dần và biến mất nên không cần phải quá lo lắng.

Xem thêm:

9. Tìm kiếm nha khoa niềng răng hàm dưới uy tín ở đâu?

Để tìm kiếm một nha khoa uy tín để niềng răng một hàm dưới, bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Tìm kiếm đánh giá từ người dùng: Bạn nên tìm hiểu ý kiến của những người đã từng niềng răng thành công về các nha khoa mà họ đã trải qua trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội. Điều này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chất lượng và dịch vụ của các nha khoa. Bạn cũng có thể, tham khảo ý kiến người thân và bạn bè để họ chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất cho bạn một nha khoa uy tín mà họ đã từng sử dụng.
  • Tìm kiếm thông tin trên các trang mạng uy tín: Bạn có thể tìm kiếm các nha khoa uy tín thông qua trang web chính thức của họ hoặc các trang web đánh giá, review y tế. NhaKhoaHub.vn là một trong những trang tin đáng tin cậy bạn có thể tin tưởng để tìm kiếm các nha khoa. Tại đây, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về các nha khoa như địa chỉ, thời gian hoạt động, quy mô, chi phí, dịch vụ, cung cấp, máy móc, công nghệ, đội ngũ y bác sĩ và cả những đánh giá khách hàng. Từ đó, bạn sẽ chọn được nơi niềng răng phù hợp nhất.

Kết luận

Chúng tôi hy vọng với những thông tin được chia sẻ như trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về niềng răng hàm dưới. Nếu răng chỉ lệch lạc ở hàm dưới, bạn hoàn toàn có thể niềng răng một hàm. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo lựa chọn được nha khoa uy tín để thăm khám và lựa chọn phương pháp niềng phù hợp, đảm bảo hàm trên và hàm dưới cân bằng. Nếu bạn chưa biết nha khoa nào đáng tin cậy, hãy điền form liên hệ tại NhaKhoaHub để được tư vấn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN