Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài? Tìm hiểu để quyết định đúng

Đăng vào 26/02/2024
Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người. Bên cạnh điểm giống nhau là mang tới hàm răng đều, đẹp thì 2 phương pháp niềng răng này có một số điểm khác nhau. Cùng NhaKhoaHub tìm hiểu chi tiết về niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài qua bài viết dưới đây!
Mời bạn xem thêm: CẬP NHẬT TOP 10+ NHA KHOA NIỀNG RĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

I. Tìm hiểu phương pháp niềng răng trong suốt và mắc cài

1. Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha không sử dụng dây kim loại và chúng hầu như vô hình khi đeo. Đối với phương pháp niềng răng này, các khay đặc biệt được thiết kế riêng cho răng của bạn và cứ sau vài tuần bạn lại đeo một khay mới. Trong suốt quá trình niềng răng, thông thường bạn sẽ dùng khoảng từ 25 - 40 khay tùy thuộc vào từng tình trạng răng cụ thể.
Có 2 loại niềng răng trong suốt phổ biến hiện nay là:
  • Niềng răng trong suốt Invisalign: Phương pháp này ra đời năm từ 1997 và có xuất xứ từ Mỹ. Khay niềng của Invisalign sản xuất dựa trên mẫu hàm kết hợp với phần mềm mô phỏng 3D.
  • Niềng răng Clear Alginer: Đây là phương pháp niềng răng cũng tương tự như Invisalign. Tuy nhiên các khay niềng được sản xuất tại Việt Nam. Phương pháp này sử dụng khay niềng răng và mắc cài siêu nhỏ trong suốt để di chuyển răng.
Trong đó phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign vẫn phổ biến và được ưa chuộng hơn cả.
 
Xem thêm: Niềng răng trong suốt mất bao lâu? Cách rút ngắn thời gian niềng răng hiệu quả
Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt

2. Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là thuật ngữ dùng để chỉ kỹ thuật sử dụng mắc cài bằng sứ hay kim loại gắn lên bề mặt răng. Lực kéo được tạo ra bằng cách kết hợp dây cung và khí cụ chỉnh nha sẽ giúp răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn.
Hiện nay có một loại niềng răng mắc cài như:
Niềng răng mắc cài kim loại: Chất liệu của mắc cài kim loại là hợp kim không gỉ như niken- titanium. Phương pháp này sử dụng các mắc cài bằng kim loại kết hợp cùng với dây cung định hình chuyên dùng trong nha khoa để tạo một lực tác động lên răng, giúp điều chỉnh khớp cắn, cân đối hàm răng.
Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài sứ: Loại niềng răng này cũng tương tự như mắc cài kim loại. Tuy nhiên điểm khác biệt là thay vì sử dụng vật liệu kim loại thì loại mắc cài này được làm bằng sứ có màu sắc trắng sáng tương đồng với màu răng.
Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài mặt trong (Niềng răng mặt lưỡi): Đây được đánh giá là một trong những phương pháp chỉnh nha hiện đại, mang tới tính thẩm mỹ cao. Niềng răng mắc cài mặt trong cũng sử dụng dây cung, mắc cài và các khí cụ nha khoa để tác động từ mặt răng phía bên trong tiếp giáp lưỡi nhằm điều chỉnh răng về vị trí mong muốn trên cung hàm.
Niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong

Xem thêm: Các loại mắc cài niềng răng phổ biến nhất hiện nay

II. So sánh niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài

Cả 2 phương pháp niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài đều có mục đích chính là cải thiện sự thẳng hàng của răng, mang tới nụ cười tự tin, giúp sức khỏe răng miệng tốt hơn. Trong khi niềng răng truyền thống đã được các bác sĩ chỉnh nha và nha sĩ sử dụng trong nhiều thập kỷ, thì niềng răng trong suốt là một khái niệm mới hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của con người hiện đại. Mặc dù có một số điểm tương đồng giữa niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài nhưng vẫn còn rất nhiều điểm khác biệt như:

1. Tính thẩm mỹ

Xét về tính thẩm mỹ, niềng răng trong suốt được đánh giá cao hơn phương pháp niềng răng mắc cài. Bởi phương pháp niềng răng trong suốt sử dụng các khay niềng hoàn toàn trong suốt được thiết kế vừa vặn và ôm khít khuôn răng. Còn đối với niềng răng mắc cài, do các mắc cài sẽ được gắn lên bề mặt răng nên rất dễ nhìn thấy, đặc biệt đối với mắc cài kim loại.

2. Thời gian niềng

  • Niềng răng trong suốt: Đối với tình trạng răng hô, lệch, khấp khểnh nhẹ thì thời gian niềng răng khoảng từ 9 - 18 tháng, sử dụng khoảng từ 20 đến 35 khay niềng. Còn với trường hợp răng gặp các vấn đề phức tạp hơn thì thời gian niềng răng cũng sẽ kéo dài, khoảng từ 18 - 32 tháng, sử dụng khoảng từ 35 đến 45 khay niềng.
  • Niềng răng mắc cài: Thông thường, 1 ca niềng răng mức độ trung bình sẽ mất khoảng 6 tháng - 1,5 năm. Đối với trường hợp khó hơn như bị hô, móm, răng mọc lộn xộn nhiều...thì cần nhiều thời gian niềng hơn, có thể kéo dài từ 2 – 3 năm. 
So sánh 2 phương pháp niềng răng: Trong suốt và mắc cài

So sánh 2 phương pháp niềng răng: Trong suốt và mắc cài

3. Chi phí

Niềng răng trong suốt thường có chi phí cao hơn nhiều so với niềng răng mắc cài do việc sử dụng vật liệu trong suốt và công nghệ sản xuất phức tạp hơn.
  • Chi phí niềng răng trong suốt dao động từ 70.000.000 - 120.000.000 VNĐ.
  • Chi phí niềng răng mắc cài kim loại dao động từ 30.000.000 – 45.000.000 VNĐ/liệu trình. Đối với phương pháp niềng răng mắc cài sứ thì có mức chi phí dao động khoảng 40.000.000 – 60.000.000VNĐ/liệu trình. Loại mắc cài mặt trong có mức phí dao động từ 50.000.000 – 80.000.000 VNĐ cho cả 2 hàm.
Như vậy có thể thấy, chi phí niềng răng trong suốt cao hơn gấp khoảng 2 - 3 lần so với niềng răng mắc cài.

4. Hạn chế thực phẩm và chế độ ăn kiêng

  • Niềng răng trong suốt: Không có hạn chế đặc biệt về thực phẩm bởi bạn hoàn toàn có thể tháo niềng ra khi ăn để tránh gặp vấn đề.
  • Niềng răng mắc cài: Trong quá trình niềng răng, bạn có thể sẽ phải hạn chế các thực phẩm dai, cứng, dính,...để không làm hỏng hoặc gãy mắc cài.

5. Tính tiện lợi

  • Niềng răng trong suốt: Dễ dàng làm sạch và bảo quản do có thể tháo khay niềng ra để vệ sinh hàng ngày.
  • Niềng răng mắc cài: Đôi khi có thể gây khó khăn trong việc làm sạch và vệ sinh do cài và dây đeo.
Có thể tháo lắp niềng răng trong suốt dễ dàng

Có thể tháo lắp niềng răng trong suốt dễ dàng

III. Ưu, nhược điểm của niềng răng trong suốt và mắc cài 

Mỗi phương pháp niềng răng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. 

1. Niềng răng trong suốt

1.1. Ưu điểm

Phương pháp niềng răng trong suốt đang là sự ưu tiên hàng đầu của nhiều người hiện nay bởi có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:
  • Tính thẩm mỹ: Ưu điểm lớn nhất của phương pháp niềng răng trong suốt là có tính thẩm mỹ cao. Bởi phương pháp niềng răng này sử dụng các khay niềng được thiết kế riêng theo khuôn răng của từng người. Vì vậy rất khó để người khác nhận ra bạn đang trong quá trình niềng răng.
  • Tính linh hoạt: Khay niềng răng tháo lắp một cách dễ dàng, mang tới sự thuận tiện trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Khác với niềng răng bằng mắc cài là phải đeo mắc cài trong suốt 1-2 năm, niềng răng trong suốt sử dụng các khay niềng linh động, có thể tháo ra hàng ngày để vệ sinh hoặc khi cần thiết.
  • Mang tới sự thoải mái: Khay niềng răng trong suốt có chất liệu thân thiện, mỏng đúng cấu trúc hàm răng nên không gây cộm, khó chịu hay làm tổn thương bên trong má, lưỡi như phương pháp mắc cài.
  • Khả năng kiểm soát dịch chuyển hiệu quả: Trong quá trình niềng răng, khách hàng sẽ được điều chỉnh các khay niềng khác nhau theo từng giai đoạn. Sau khi thăm khám, xác định tình trạng răng của khách hàng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho từng giai đoạn cụ thể.
Niềng răng trong suốt mang tới sự an toàn, thoải mái

Niềng răng trong suốt mang tới sự an toàn, thoải mái

1.2. Nhược điểm

  • Giá thành cao: Giá thành chính là nhược điểm lớn nhất của phương pháp niềng răng trong suốt. Bởi so với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, chi phí niềng răng trong suốt cao gấp 2 - 3 lần.
  • Hạn chế cho một số trường hợp: Không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được phương pháp niềng răng trong suốt. Có một số vấn đề răng miệng phức tạp có thể cần sự can thiệp từ các phương pháp khác. Khi niềng răng trong suốt, cần phải đảm bảo đeo khay niềng đủ 22h/ngày mới đảm bảo đạt hiệu quả theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Xem thêm:

2. Niềng răng mắc cài

2.1. Ưu điểm

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha ra đời sớm nhất. Phương pháp niềng răng này có một số ưu điểm nổi bật như:
  • Chi phí: Dù là mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay mắc cài mặt trong thì chi phí của niềng răng mắc cài cũng đều rẻ hơn so với niềng răng trong suốt.
  • Hiệu quả: Thời gian niềng răng được rút ngắn do lực kéo mạnh.
Niềng răng mắc cài phù hợp với mọi tình trạng răng

Niềng răng mắc cài phù hợp với mọi tình trạng răng

2.2. Nhược điểm

  • Nhược điểm lớn nhất của niềng răng mắc cài là tính thẩm mỹ vì các mắc cài sẽ bị lộ rõ khi giao tiếp.
  • Trong quá trình niềng răng, các vấn đề dễ xảy ra như mắc cài bị bung tuột, tổn thương các mô mềm trong khoang miệng (môi, má,...). Ngoài ra trong thời gian đầu, người niềng sẽ có cảm giác rất đau do có một lực mạnh tác động lên răng.
  • Chất liệu kim loại có thể gây kích ứng nướu đối với một số người nhạy cảm.
  • Cần kiêng kỵ nhiều loại đồ ăn như đồ ăn cứng, dai, dính khi đang trong thời gian niềng răng.

IV. Tóm lại: Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài?

Tùy thuộc vào tình trạng răng, điều kiện tài chính mà bạn sẽ đưa ra được quyết định nên niềng răng trong suốt hay mắc cài.
  • Phương pháp niềng răng trong suốt sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho những người có tài chính dư dả, thường xuyên phải ngoại giao, gặp gỡ với nhiều người. Ngoài ra phương pháp này thường được áp dụng đối với những trường hợp răng mọc lệch, khấp khểnh nhẹ. Đối với những trường hợp nặng thì đây không phải là phương pháp phù hợp.
  • Phương pháp niềng răng mắc cài là lựa chọn tối ưu cho người có ngân sách hạn hẹp và răng gặp phải tình trạng mọc khấp khểnh, chen chúc, lộn xộn nghiêm trọng.
Như vậy, trước khi niềng răng, bạn nên tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ để có được lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất.
Nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp

Nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để quyết định nên niềng răng trong suốt hay mắc cài

V. Những lưu ý trước và sau khi niềng răng

1. Trước khi niềng răng

Trước khi bắt đầu quá trình niềng răng, có một số lưu ý quan trọng bạn cần xem xét:
  • Thăm khám bác sĩ nha khoa: Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy thăm bác sĩ nha khoa để thảo luận về phương pháp điều trị và lựa chọn niềng răng phù hợp với tình trạng răng của bạn.
  • Kiểm tra tình trạng răng: Trước khi niềng răng, bạn có thể cần phải tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra để đảm bảo rằng răng của bạn không có vấn đề nào khác cần phải giải quyết trước khi bắt đầu điều trị. Những trường hợp nên niềng răng chỉnh nha có thể kể tới như: Răng hô móm; răng mọc lệch, khấp khểnh; răng thưa; răng bị khớp cắn lệch,...
  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Đây cũng là điều vô cùng quan trọng bạn không nên bỏ lỡ. Nên lựa chọn những nha khoa có đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, đảm bảo rằng nha khoa sử dụng trang thiết bị, những công nghệ hiện đại,...
Nên lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín, có trang thiết bị hiện đại

Nên lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín, có trang thiết bị hiện đại

2. Sau khi niềng răng

Sau khi đã niềng răng, bạn cũng cần chú ý đến các điều sau:
  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách: Hãy đảm bảo bạn đã chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ thức ăn và vi khuẩn bám trên răng. Đối với niềng răng mắc cài, hãy chải nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm bung tuột mắc cài. Với niềng răng trong suốt cần lưu ý là vệ sinh khay thật kỹ mỗi khi tháo ra và trước khi đeo vào.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống: Khi mới niềng răng, nên ưu tiên ăn những món ăn mềm như: cháo, soup, sữa, đồ hầm,....Trong quá trình niềng răng, cần tuân thủ chế độ ăn uống được đề xuất bởi bác sĩ để tránh gây tổn thương cho niềng răng và đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi. Nên hạn chế ăn các loại thức ăn cứng và dai, ăn bánh kẹo,...
  • Tái khám định kỳ: Thường xuyên tới nha khoa để điều chỉnh niềng răng theo lịch trình đã được chỉ định. Điều này giúp đảm bảo quá trình điều trị diễn ra đúng cách và hiệu quả. Ngoài ra trong quá trình niềng răng, cần phải tuân thủ các dặn dò của bác sĩ.
  • Xử lý vấn đề: Nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào như đau hoặc gãy mắc cài,... hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.
Tuân thủ dặn dò của bác sĩ và tới tái khám đúng hẹn

Tuân thủ dặn dò của bác sĩ và tới tái khám đúng hẹn

VI. Kết luận

Như vậy qua những chia sẻ ở bài viết, có lẽ bạn cũng đã tìm kiếm được đáp án cho câu hỏi “Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài”. Dù là phương pháp niềng răng nào thì kết quả cuối cùng cũng là mang tới cho bạn một hàm răng đều đặn, có một nụ cười tự tin. Để được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp niềng răng, liên hệ ngay cơ sở nha khoa phù hợp nhất với bạn trên NhaKhoaHub.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN