Sau khi đã kết thúc quá trình niềng răng, dây cung và mắc cài được tháo bỏ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì. Vậy hàm duy trì sau niềng răng là gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của NhaKhoaHub để biết câu trả lời nhé!1. Hàm duy trì sau niềng là gì?
Hàm duy trì là loại khí cụ được dùng sau khi quá trình niềng răng kết thúc (đã tháo dây cung và mắc cài). Công dụng của chúng giúp ổn định và hạn chế tình trạng chân răng bị xô lệch. Tương tự như khay niềng, hàm duy trì sẽ được thiết kế kích thước phù hợp với khuôn răng của từng người. Nhờ đó giúp ôm sát và đảm bảo phần chân răng không bị xô lệch khi ăn uống. Hàm duy trì là loại khí cụ được sử dụng sau quá trình niềng răng
Xem thêm: Quy trình niềng răng đầy đủ và chi tiết nhất2. Có những loại hàm duy trì nào?
Sau khi đã tìm hiểu hàm duy trì sau niềng, bạn cần biết và phân biệt được mỗi loại hàm này sẽ có ưu nhược điểm gì. Hiện nay đang có 3 loại hàm được sử dụng phổ biến nhất đó là:2.1. Hàm duy trì cố định
Loại hàm duy trì này sẽ sử dụng một đoạn thanh kim loại hoặc dây duy trì để gắn vào mặt trong của răng (duy trì mặt lưỡi) bằng Composite. Tuy nhiên, với trường hợp duy trì này không phải ca lâm sàng nào cũng có thể làm được vì nó phụ thuộc vào khớp cắn của khách hàng. Ưu điểm
- Hàm duy trì sẽ được cố định liên tục nên không bị tình trạng quên mang theo hoặc quên sử dụng.
Nhược điểm
- Không phải trường hợp nào cũng phù hợp để làm hàm cố định
- Luôn gắn chặt vào răng nên khó để vệ sinh các kẽ, dễ dẫn đến sâu kẽ nếu không biết cách để vệ sinh tốt.
- Không được cắn trực tiếp vào vùng mang dây duy trì bởi nó sẽ gây bong.
Không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng hàm duy trì cố định
2.2. Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Là loại hàm duy trì được làm từ kim loại, chỉ cần đeo vào ban đêm vì dây kim loại lộ ra mặt ngoài của răng. Ưu điểm:
- Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh răng miệng và cả hàm duy trì.
Nhược điểm :
- Không có tính thẩm mỹ vì để lộ phần dây cung kim loại ra mặt ngoài của cung răng.
- Có khả năng tháo ra nên khách hàng có thể quên đeo thường xuyên ảnh hưởng đến kết quả sau điều trị.
- Quên tháo ra khi nhai cũng có thể gây ra tình trạng gãy, vỡ hàm duy trì.
Hàm duy trì sau niềng dạng tháo lắp kim loại dễ dàng tháo ra khi cần
2.3. Hàm duy trì tháo lắp nhựa
Trước tiên, nha sĩ sẽ cần kiểm tra, lấy mẫu hàm và gửi Labo răng giả để thiết kế cho khách hàng hai hàm đeo duy trì. Ưu điểm
- Có tính thẩm mỹ cao, phù hợp cho người đi học, đi làm rất khó để phát hiện nên có thể tự tin đeo 24 giờ.
- Tháo lắp dễ dàng nên dễ dàng vệ sinh răng miệng và vệ sinh hàm duy trì.
- Khi ăn có thể tháo hàm ra để nhai cho thoải mái.
Nhược điểm
- Dễ dàng tháo lắp nên người đeo có thể quên đeo làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
- Có màu sắc trong suốt nên khi ăn nhai quên bỏ hàm ra có thể dẫn đến vỡ và cần làm lại nên tốn kém về kinh tế.
Hàm duy trì tháo lắp nhựa có tính thẩm mỹ cao
3. Có cần thiết phải đeo hàm duy trì sau niềng răng không?
Qua thông tin về hàm duy trì sau niềng, bạn sẽ biết được lý do tại sao cần phải đeo loại hàm này sau khi niềng răng.Sau khi đã kết thúc giai đoạn niềng răng, bác sĩ vẫn sẽ yêu cầu bệnh nhân cần đeo hàm duy trì trong một thời gian nữa. Bởi răng và xương hàm sau niềng đã phải trải qua sự tác động lớn để điều chỉnh, tổ chức quanh răng chưa ổn định, chắc chắn, chúng rất dễ bị dây chằng có xu hướng lôi kéo về vị trí ban đầu. Hơn nữa, mô nướu và mô nha chu cần phải thêm thời gian để tổ chức lại cấu trúc sau khi niềng. Vậy nên, cần phải sử dụng một khí cụ để giữ nguyên vị trí của răng tại thời điểm tháo mắc cài để duy trì được kết quả đó. 4. Đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Hàm duy trì sẽ được bác sĩ chỉ định đeo cho đến thời điểm hệ xương hàm đã hoàn thiện, răng nướu ổn định và các răng đã về đúng vị trí. Còn về thời gian đeo tùy thuộc vào từng trường hợp răng của mỗi bệnh nhân. Với trẻ em có thể đeo đến khi trưởng thành (20 tuổi). Người trưởng thành cần thời gian hồi phục lâu hơn nên phải đeo ít nhất từ 6 - 12 tháng. Riêng trường hợp hàm quá yếu có thể sẽ phải đeo cả đời. Thời gian đeo hàm duy trì của người trưởng thành khoảng từ 6 - 12 tháng
5. Một số lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì
Cùng với thông tin hàm duy trì sau niềng, bạn cũng cần phải chú ý một vài điều sau đây để đảm bảo kết quả tốt nhất:
- Với hàm tháo lắp, bệnh nhân cần phải đeo liên tục trong khoảng thời gian đầu, tránh trường hợp tháo ra và quên đeo lại.
- Luôn đảm bảo vệ sinh răng miệng và hàm sạch sẽ giúp ngăn ngừa được các bệnh lý về răng miệng xuất hiện.
- Với hàm tháo lắp cần được tháo ra khi ăn và khi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai trong thời gian đeo hàm duy trì. Tránh cho hàm hoạt động mạnh và liên tục sẽ dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch.
- Tái khám định kỳ thường xuyên và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống không mong muốn xảy ra.
Không căn thức ăn cứng và dai trong quá trình đeo hàm duy trì
6. Cách vệ sinh hàm duy trì đúng
Ngoài việc nắm được thông tin về hàm duy trì sau niềng, bạn cũng cần tìm hiểu về cách vệ sinh loại hàm này để tránh mắc các bệnh về răng miệng khi sử dụng. Hàm duy trì được thiết kế theo khuôn hàm của mỗi người nên sau khi tháo niềng cần được thực hiện bởi nha sĩ. Đối với việc vệ sinh hàm duy trì sẽ gồm có cách vệ sinh của hàm cố định và hàm tháo lắp. Bởi tùy thuộc vào mỗi loại lại có cách vệ sinh và xử lý khác nhau. Hàm tháo lắp sẽ có nhiều ưu điểm tiện lợi hơn trong việc vệ sinh so với hàm cố định do có thể dễ dàng tháo ra. 6.1. Vệ sinh hàm duy trì cố định
Trong quá trình sử dụng hàm duy trì, bạn cần đến phòng khám nha khoa theo đúng với lịch hẹn định kỳ để nha sĩ kiểm tra răng và điều chỉnh kịp thời cũng như bảo dưỡng cả hàm duy trì.Với hàm duy trì cố định, nha sĩ sẽ thực hiện kiểm tra, sau đó vệ sinh để đảm bảo hàm đang được đặt đúng vị trí mà không bị bám mảng cặn cao răng hay mảng bám. 6.2. Hàm duy trì tháo lắp
Người bệnh sử dụng hàm duy trì tháo lắp có thể tự tháo ra và lắp vào một cách đơn giản để ăn uống mà không bị vướng víu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự tháo ra để vệ sinh, giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ. Sau khi vệ sinh hàm duy trì, nếu không có nhu cầu sử dụng bạn nên cất vào hộp đựng của nó. Tránh tình trạng để bừa bãi khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào. Khi đeo lại vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công khoang miệng gây ra những bệnh viêm nhiễm răng miệng. Ngoài ra, việc vệ sinh hàm duy trì tháo lắp, nha sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại kem đánh răng riêng để phù hợp với việc vệ sinh hàm duy trì. Bởi sử dụng các loại kem đánh răng thông thường có thể khiến cho chất liệu nhựa acrylic bị mờ đục và tích tụ vi khuẩn gây viêm nướu,...Vệ sinh hàm duy trì tháo lắp cần sử dụng loại kem đánh răng riêng
7. Một số câu hỏi liên quan
Bên cạnh việc tìm hiểu hàm duy trì sau niềng để hiểu rõ hơn về loại hàm này bạn có thể đọc thêm các thông tin liên quan dưới đây: 7.1. Đeo hàm duy trì có đau không?
Việc đeo hàm duy trì gần như sẽ không gây ra đau nhức hay khó chịu như niềng răng và siết răng. Đôi khi bạn còn có thể cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn so với lúc niềng rất nhiều. Đặc biệt, khi sử dụng các loại hàm tháo lắp và hàm trong suốt sẽ không hề gây ra đau buốt. 7.2. Có phải đeo hàm duy trì cả đời sau niềng răng không?
Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng răng của từng người. Có rất ít trường hợp phải đeo hàm cả đời. Mỗi người niềng răng bình thường với một kết cấu răng khỏe mạnh sẽ phải đeo hàm duy trì từ 6 - 12 tháng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp xương hàm yếu và kết cấu răng không ổn định thì thời gian đeo có thể sẽ dài hơn. Thời gian đeo hàm duy trì phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng răng miệng
7.3. Đeo hàm duy trì có phải kiêng ăn uống gì không?
Khi đã biết rõ hơn về hàm duy trì sau niềng, nhiều người lại có thêm thắc mắc về việc có cần ăn kiêng khi đeo loại hàm này không. Câu trả lời là: Việc đeo hàm duy trì sẽ không ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của bạn. Chúng khá thoải mái hơn khi bạn đang trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bạn vẫn nên kiêng ăn những loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai. Vì lúc này xương hàm có khá yếu và phần chân răng chưa được cố định hoàn toàn. 7.4. Không đeo hàm duy trì trong bao lâu thì răng chạy?
Trong trường hợp quên đeo hàm duy trì khoảng 1 ngày thì răng sẽ không bị chạy ngay lập tức. Tuy nhiên nếu quên đeo trong khoảng thời gian dài kết hợp cùng việc ăn uống thường xuyên sẽ dẫn đến chạy chân răng. Do đó, bạn cần đeo hàm duy trì thường xuyên, nhất là giai đoạn mới sau khi niềng để răng có thời gian được ổn định. 7.5. Tại sao đeo hàm duy trì răng vẫn chạy?
Đeo hàm duy trì rồi nhưng răng vẫn chạy là do thiết kế và kích thước của hàm không phù hợp với răng hoặc bệnh nhân không sử dụng đúng cách. Đặc biệt, đối với các loại hàm tháo lắp nếu không sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng chạy răng. Xem thêm: Top 8 nha khoa niềng răng uy tín TP HCM8. Kết luận
Hy vọng việc biết thông tin về hàm duy trì sau niềng sẽ giúp bạn phân biệt được các loại hàm này để đưa ra được sự lựa chọn phù hợp với kinh tế và tình trạng răng của mình. Để hiểu rõ hơn về từng loại hàm duy trì cụ thể, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin liên quan khác tại NhaKhoaHub. Với phương châm luôn đồng hành cùng khách hàng để mang đến nụ cười tự tin cho tất cả mọi người, NhaKhoaHub sẽ hỗ trợ tối đa để giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bạn. Bùi Thị Ngọc Oanh
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.