iconCall
iconMessiconZalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắnalert

Những trường hợp không nên bọc răng sứ – Bạn cần lưu ý

Đăng vào 03/03/2024
Không thể phủ nhận phương pháp thẩm mỹ bọc răng sứ ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề về răng miệng đều phù hợp để áp dụng kỹ thuật này. Cùng Nhakhoahub tìm hiểu chi tiết những trường hợp không nên bọc răng sứ qua bài viết dưới đây!

I. Tìm hiểu phương pháp bọc răng sứ


Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ dùng răng có chất liệu được làm từ sứ hoặc kết hợp kim loại để chụp lên trên phần răng bị khiếm khuyết hay đang bị hư tổn sau khi đã được mài. Từ đó mang lại hình dáng và màu sắc tự nhiên cho răng.

Vậy những trường hợp nào nên bọc răng sứ thẩm mỹ? Nếu răng của bạn rơi vào một trong những trường hợp sau thì phương pháp bọc sứ có thể được xem là giải pháp phù hợp:

  • Răng sâu

  • Răng chữa tủy

  • Răng không đều, mọc nghiêng, mọc lệch nhẹ

  • Răng hô, móm do răng nhẹ

  • Răng thưa, hở kẽ

  • Răng bị ố vàng, xỉn màu,...


Khi bọc răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng

Khi bọc răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng


Xem thêm: Bao nhiêu tuổi thì bọc răng sứ được? Tình trạng răng nên bọc

II. 8 trường hợp không nên bọc răng sứ cần nắm rõ


Phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ có thể khắc phục những khuyết điểm của răng như răng bị hô, móm, khấp khểnh, xỉn màu, thưa nhẹ,...Tuy nhiên không phải tình trạng răng nào cũng có thể bọc sứ được. Trong đó có những trường hợp không nên bọc răng sứ bạn cần nắm rõ như:

1. Lệch khớp cắn nghiêm trọng


Lệch khớp cắn là tình trạng lệch tâm của răng hàm trên và hàm dưới hoặc khi cắn, hàm trên và dưới không khít lại với nhau gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khó khăn trong việc ăn nhai, phát âm.

Bọc răng sứ thẩm mỹ không phải là phương pháp hiệu quả dành cho những người gặp phải tình trạng lệch khớp cắn nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn bắt buộc phải phẫu thuật để đưa xương hàm về đúng vị trí khớp cắn.

Không nên bọc sứ khi răng lệch khớp cắn nghiêm trọng

Không nên bọc sứ khi răng lệch khớp cắn nghiêm trọng



2. Răng bị lung lay


Nếu người có độ tuổi trưởng thành gặp phải tình trạng răng bị lung lay thì cũng đồng nghĩa với việc chiếc răng đó không còn sử dụng được nữa. Trong trường hợp này, nếu bọc răng sứ không những không có tác dụng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn làm cho răng trở nên yếu hơn. Bởi nếu chân răng đã không chắc chắn, việc mài cùi răng chỉ làm cho răng yếu hơn, thậm chí là rất dễ gãy. Đối với trường hợp răng bị lung lay, phương pháp tốt nhất là nên nhổ bỏ chân răng và sau đó trồng răng mới.

3. Răng bị hô, vẩu, móm do hàm


Nếu răng của bạn bị hô nhẹ thì có thể lựa chọn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ bởi không những đơn giản mà còn nhanh chóng, ít tốn thời gian hơn so với phương pháp niềng răng.

Tuy nhiên đối với trường hợp răng bị hô, vẩu, móm nặng, đặc biệt nguyên nhân hô do hàm thì việc bọc sứ cho răng không có tác dụng. Để khắc phục được khuyết điểm trên răng này, bạn bắt buộc phải phẫu thuật, đưa xương hàm về đúng vị trí khớp cắn.

Răng sứ không khắc phục được tình trạng hô do hàm

Răng sứ không khắc phục được tình trạng hô do hàm



4. Răng quá nhạy cảm


Đối với những người có hàm răng chắc khỏe thì quá trình mài răng, bọc răng sứ sẽ thuận lợi hơn, chỉ có cảm giác ê buốt trong khoảng 1 - 2 ngày đầu.

Tuy nhiên, nếu răng bạn quá nhạy cảm thì không nên bọc răng sứ. Bởi bản chất của phương pháp bọc răng sứ là mài cùi răng thật và gắn một lớp răng sứ lên bề mặt. Công đoạn mài cùi răng thật sẽ làm tổn thương tới cấu trúc răng thật. Từ đó khiến cho răng ngày càng trở nên nhạy cảm.

Răng quá nhạy cảm là một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ

Răng quá nhạy cảm là một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ



5. Trường hợp răng mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng


Bên cạnh những trường hợp không nên bọc răng sứ nên thì nếu răng của bạn gặp phải tình trạng bị sâu răng nghiêm trọng, tủy bị hoại tử, nhiễm trùng nặng hoặc chân răng quá yếu cũng không nên bọc răng sứ.

6. Răng bị gãy, vỡ nặng chỉ còn chân răng


Nếu răng chỉ bị gãy, sứt mẻ diện tích nhỏ thì có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ để khôi phục lại vẻ đẹp của răng. Tuy nhiên, trong trường hợp mất răng hoặc gãy chỉ còn lại một phần nhỏ của chân răng thì không nên bọc sứ. Theo đó cần xem xét các phương pháp khác như làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.

Bọc răng sứ không phù hợp đối với trường hợp răng bị gãy chỉ còn chân răng

Bọc răng sứ không phù hợp đối với trường hợp răng bị gãy chỉ còn chân răng



7. Trẻ em dưới 17 tuổi


Răng của trẻ em dưới 17 tuổi vẫn còn chưa đủ cứng chắc. Nếu mài răng để bọc sứ trong độ tuổi này thì thể có tác động xấu đến sức khỏe của răng.

Trẻ em dưới 17 tuổi không nên bọc răng sứ

Trẻ em dưới 17 tuổi không nên bọc răng sứ



8. Người bọc răng sứ mắc các bệnh lý về sức khỏe


Đối với những người mắc các bệnh lý về sức khỏe như động kinh, tim mạch, máu khó đông,...thì cũng không nên thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ. Bởi trong quá trình mài cùi răng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê. Và điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của những người bệnh.

III. Hậu quả của bọc răng sứ thẩm mỹ sai tiêu chuẩn


Để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng cần được phục hình để làm cùi trụ, nâng đỡ mão sứ bên trên. Mão sứ sau khi được chế tạo theo đúng mẫu dấu hàm đã lấy trước đó có màu sắc, hình dạng, kích thước giống với răng thật sẽ được lắp lên cùi răng thật.

Xét về bản chất, phương pháp bọc sứ chỉ tác động ở bên ngoài men răng, không lấn sâu vào cấu trúc răng cũng như các mô nướu xung quanh. Do đó sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bọc răng sứ vẫn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu như thực hiện sai kỹ thuật hoặc lựa chọn loại sứ kém chất lượng, địa chỉ nha khoa không uy tín như:

  • Viêm tủy răng: Điều này có thể xảy ra nếu bác sĩ thực hiện có tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm dẫn đến mài cùi răng quá nhiều ảnh hưởng tới tủy, gây tổn thương cấu trúc răng thật.

  • Răng bị nứt, vỡ: Nếu bọc răng sứ giá rẻ, sau một thời gian, răng có thể sẽ xuất hiện tình trạng nứt, vỡ, gãy.

  • Đau nhức, ê buốt: Nếu một thời gian dài sau khi bọc răng, răng vẫn gặp tình trạng đau nhức thì đây là dấu hiệu cảnh báo cho biến chứng sau khi bọc sứ.

  • Đen viền nướu, gây mất thẩm mỹ: Răng sứ kim loại sẽ dễ bị oxy hóa sau một thời gian sử dụng dẫn tới tình trạng đen viền nướu gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, sự oxy hóa kim loại từ răng sứ còn làm nướu bị kích ứng, biểu hiện cụ thể là nướu bị sưng tấy, mẩn đỏ.

  • Răng sứ bị lung lay: Nếu kỹ thuật bọc răng sứ của bác sĩ còn kém sẽ dẫn tới nhiều sai sót trong quá trình thực hiện như: Mài răng không chính xác tỉ lệ, lấy dấu răng không chính xác…Từ đó dẫn tới tình trạng gắn mão răng sứ không sát khít với cùi răng thật. Sau một thời gian sử dụng răng sứ sẽ bị lỏng lẻo và rơi ra.


Đau nhức, đen viền nướu - Một trong những hậu quả khi bọc răng sứ giá rẻ

Đau nhức, đen viền nướu - Một trong những hậu quả khi bọc răng sứ giá rẻ



IV. Giải đáp một số thắc mắc liên quan tới bọc răng sứ


Khi tìm hiểu về phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ, có một số vấn đề được rất nhiều khách hàng thắc mắc như:

1. Có nên bọc răng sứ sau khi đã lấy tủy không?


Sau khi điều trị tủy xong, răng sẽ trở nên giòn, dễ vỡ, dễ mẻ hơn, chức năng ăn nhai không còn được như trước. Vì vậy,  bác sĩ sẽ khuyến cáo mọi người nên bọc sứ để duy trì độ bền chắc cho răng.

Bọc răng sứ không phải là phương pháp duy nhất và bắt buộc sau khi điều trị tủy. Tuy nhiên, so với phương pháp trám răng thì bọc sứ giúp đảm bảo tuổi thọ, bảo tồn răng tốt hơn. Răng bọc sứ đảm bảo khả năng ăn nhai tốt và duy trì tính thẩm mỹ lâu bền cho răng.

Có thể bọc răng sứ sau khi đã điều trị tủy

Có thể bọc răng sứ sau khi đã điều trị tủy


Xem thêm: Lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới nhất

2. Răng đã trám có thể bọc sứ được không?


Răng sau khi đã trám hoàn toàn có thể bọc sứ được. Bởi phương pháp bọc sứ có thể khắc phục được tình trạng răng trám bị hỏng hay không đảm bảo chất lượng sau khi trám. Mão răng sứ thay thế miếng trám cũ không những cải thiện hình dáng, màu sắc cho răng thật mà còn bảo vệ răng tốt hơn.

Các trường hợp nên bọc sứ thay thế cho lớp trám cũ:

  • Chiếc răng đã trám bị đau nhức liên tục;

  • Miếng trám bị bong tróc, mẻ, bể,...

  • Răng trám bị sâu trở lại;

  • Răng trám bị xỉn màu gây mất thẩm mỹ.


3. Răng bị sâu có thể bọc sứ được không?


Đối với trường hợp răng sâu nhẹ hoặc răng sâu nặng nhưng có thể điều trị tủy thì hoàn toàn có thể bọc sứ được. Đây là phương pháp tối ưu giúp bảo tồn răng thật, duy trì tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp bác sĩ phải nhổ bỏ răng sâu và trồng răng giả vì sâu răng đã ăn sâu vào tủy răng, phá hủy toàn bộ thân răng, không thể bọc sứ được. Do đó, để biết tình trạng sâu răng của mình có thể bọc sứ được không, người bệnh cần đến nha khoa thăm khám để được tư vấn.

Hoàn toàn có thể bọc sứ nếu răng bị sâu nhẹ

Hoàn toàn có thể bọc sứ nếu răng bị sâu nhẹ



4. Bọc răng sứ bao lâu hết tình trạng ê buốt?


Sau khi bọc răng sứ, cơ thể sẽ cần khoảng vài ngày để làm quen với chiếc răng mới. Ê buốt là hiện tượng hoàn toàn bình thường bạn có thể sẽ gặp phải sau khi bọc răng sứ, đặc biệt đối với những người có nướu răng nhạy cảm.

Thông thường, cơn đau nhức, ê buốt sau khi bọc răng sứ sẽ diễn ra khoảng 2 - 3 ngày là hết. Có nhiều trường hợp khách hàng chỉ cảm thấy ê buốt trong 1 ngày đầu sau khi bọc sứ. Nhưng cũng có trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài 1 -2 tuần, đặc biệt đối với những người có thể trạng yếu và răng bị nhạy cảm. Nếu khoảng 1 tuần mà tình trạng ê buốt răng vẫn còn thì cần tìm gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

Nếu răng của bạn gặp phải 1 trong 8 tình trạng được chia sẻ ở trên thì không nên lựa chọn phương pháp bọc răng sứ. Điều này giúp bảo vệ cấu trúc và chức năng tự nhiên của răng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát sinh vấn đề sau này. Nhakhoahub hy vọng qua chia sẻ về những trường hợp không nên bọc răng sứ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Bùi Thị Ngọc Oanh
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.