iconCall
iconMessiconZalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắnalert

Cách khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng hiệu quả

Đăng vào 26/06/2024
Hóp má khi niềng răng khiến mặt bạn mất cân đối, bị hốc hác, gò má cao gương mặt bị thiếu sức sống. Để khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng sau đây là một vài giải pháp được NhaKhoaHub tổng hợp gửi tới bạn, theo dõi ngay nhé!

1. Nguyên nhân bị hóp má khi niềng răng?


Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho má bạn bị hóp khi niềng răng. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

1.1. Sự thay đổi trong cấu trúc răng và hàm


Khi niềng răng, các răng sẽ di chuyển dưới tác động lực từ dây cung hoặc các phương pháp niềng răng về vị trí đúng. Điều này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm và khuôn mặt, khiến má bị hóp, hốc mắt sâu, gò má cao hơn.

Sự thay đổi trong cấu trúc răng khiến má bị hóp

Sự thay đổi trong cấu trúc răng khiến má bị hóp



1.2. Mặt gầy đi do thiếu chất, kiêng ăn


Hóp má khi niềng răng có thể thay đổi do việc ăn uống thiếu chất, ăn uống không ngon miệng khi nhai bị khó chịu. Điều này dẫn đến giảm cân nên mặt và má bị hóp đi nhiều, các khuyết điểm trên khuôn mặt lộ rõ hơn.

1.3. Áp lực từ mắc cài và dây cung, khí cụ chỉnh nha


Phần mặt, cung hàm của bạn sẽ chịu áp lực từ mắc cài, dây niềng, các điều chỉnh lực của khí cụ niềng. Dẫn đến xương hàm, cấu trúc của gương mặt cũng bị ảnh hưởng đáng kể

1.4. Thay đổi chức năng nhai


Trong quá trình niềng răng, việc ăn uống, nhai thức ăn sẽ trở nên khó khăn và không được đều lực như trước. Có rất nhiều người vì đau hoặc cảm giác răng không thật nên ngại nhai khiến cho vùng cơ mặt cơ hàm không được hoạt động dần bị teo lại. Vì vậy có thể dẫn đến 

Chức năng nhai cũng ảnh hưởng đến tình trạng hóp má niềng răng

Chức năng nhai cũng ảnh hưởng đến tình trạng hóp má niềng răng



1.5. Thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng


Một số người có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng khi niềng răng, dẫn đến việc ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc không đủ lượng calo, làm giảm lượng mỡ và cơ trên khuôn mặt.

1.6. Tâm lý và căng thẳng


Căng thẳng và lo lắng trong quá trình niềng răng cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe toàn thân và gây hiện tượng hóp má.

2. Biến chứng có thể gặp phải khi niềng răng bị hóp má


Khi niềng răng, tình trạng hóp má có thể kéo theo một số biến chứng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải khi niềng răng gây hóp má:

2.1. Vấn đề về cơ và khớp hàm



  • Teo cơ mặt: Việc không sử dụng đủ cơ mặt do khó nhai hoặc ăn uống không đúng cách có thể dẫn đến teo cơ, làm tình trạng hóp má nặng hơn.

  • Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ): Việc thay đổi cấu trúc răng và hàm có thể gây ra các vấn đề về khớp hàm, gây đau và khó chịu.


2.2. Biến dạng khuôn mặt



  • Mất cân đối khuôn mặt: Hóp má kéo dài có thể làm mất cân đối khuôn mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của bạn.

  • Nếp nhăn sớm: Giảm lượng mỡ và mô cơ ở má có thể làm xuất hiện nếp nhăn sớm, làm bạn trông già hơn.


Biến đổi cơ hàm khiến mặt bạn bị lệch khi niềng răng

Biến đổi cơ hàm khiến mặt bạn bị lệch khi niềng răng



2.3. Vấn đề về răng miệng



  • Sâu răng và viêm nướu: Khó khăn trong việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu và các vấn đề nha khoa khác.

  • Tụt lợi: Áp lực từ mắc cài và dây niềng có thể gây tụt lợi, làm răng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.


2.4. Tác động tâm lý



  • Lo lắng và căng thẳng: Tình trạng hóp má và các vấn đề liên quan có thể gây lo lắng, căng thẳng và giảm sự tự tin.

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Các vấn đề sức khỏe và tâm lý liên quan đến hóp má có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giao tiếp xã hội.


3. Cách khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng


Tình trạng hóp má, hóp thái dương khi niềng răng thường gặp ở hầu hết những người tham gia niềng răng. Tùy theo từng trường hợp mà mức độ hóp má khác nhau. Tình trạng hóp má, hóp thái dương có thể được cải thiện nếu bạn áp dụng những biện pháp sau:

3.1. Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng


Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất để có sức khỏe thể chất lành mạnh. Đừng kiêng khem quá độ, có thể nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa về chế độ ăn uống của bạn, để phù hợp nhất. 

3.2. Tập luyện cơ mặt bằng cách nhai kẹo cao su


Để khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng rất nhiều đồng niềng thực hiện các bài tập luyện cơ mặt để vùng thái dương, má không bị hóp như:

Nhai kẹo cao su là một phương pháp hữu hiệu để kích hoạt và tăng cường các cơ nhai, đặc biệt là cơ cắn và cơ thái dương. Qua đó hình thành được thói quen ăn nhai đều hai bên khi ăn uống, tránh bị mất cân đối xương hàm mặt.

Bài tập nhai kẹo cao su giảm hóp má

Bài tập nhai kẹo cao su giảm hóp má


Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và mở rộng về bài tập này để đảm bảo bạn thực hiện đúng cách và đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tập nhai kẹo cao su ít nhất 3 lần mỗi ngày vào các buổi sáng - trưa - tối, mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút.

  • Sử dụng kẹo cao su không đường để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh nguy cơ sâu răng. Kẹo cao su không đường cũng giúp bạn tránh nạp thêm calo không cần thiết.

  • Khi nhai kẹo cao su, luôn nhớ đảo viên kẹo từ bên trái sang bên phải, không nên nhai mỗi một bên. Việc này giúp đảm bảo các cơ nhai ở cả hai bên mặt đều được kích hoạt và luyện tập đồng đều, tránh tình trạng phát triển không cân đối giữa hai bên mặt.


3.3. Hướng dẫn bài tập luyện phương pháp Mewing


Mewing là một phương pháp luyện tập cơ miệng và lưỡi được nghiên cứu bởi tiến sĩ John Mew, nhằm cải thiện cấu trúc khuôn mặt, tình trạng răng miệng và vấn đề hô hấp. Bên cạnh đó, bài tập Mewing giúp lưỡi đặt ở đúng vị trí giúp cải thiện, phân bố lực nhai và giảm áp lực lên răng, hàm.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thực hiện bài tập Mewing hiệu quả:

Bước 1. Đặt lưỡi đúng vị trí



  • Đặt toàn bộ lưỡi lên vòm miệng trên, không chỉ phần đầu lưỡi mà cả phần thân và gốc lưỡi cũng phải chạm vào vòm miệng.

  • Đầu lưỡi chạm nhẹ vào khu vực ngay sau răng cửa trên, không đẩy mạnh vào răng.

  • Cách xác định đúng vị trí: Nuốt nước bọt và chú ý đến vị trí lưỡi khi nuốt. Vị trí này chính là nơi bạn nên đặt lưỡi khi thực hiện Mewing.


Khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng bằng phương pháp Mewing

Khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng bằng phương pháp Mewing



Bước 2. Đóng miệng và giữ lưỡi



  • Đảm bảo rằng miệng bạn luôn đóng hoàn toàn, môi chạm nhẹ vào nhau, không nên hở răng.

  • Giữ lưỡi ở vị trí đúng như đã hướng dẫn lúc này miệng khép kín.


Bước 3. Tạo áp lực nhẹ nhàng



  • Dùng lưỡi tạo áp lực nhẹ nhàng nhưng đều đặn lên vòm miệng.

  • Không đẩy quá mạnh vì điều này có thể gây mệt mỏi cho cơ lưỡi và không đạt hiệu quả mong muốn.


Bước 4. Duy trì tư thế đúng



  • Đảm bảo cột sống thẳng, đầu không cúi xuống hay ngửa lên quá mức.

  • Mắt nhìn thẳng về phía trước, không nhìn xuống quá nhiều (ví dụ như khi dùng điện thoại di động).

  • Hít thở đúng cách: Thực hiện hít thở qua mũi, không qua miệng. Điều này giúp duy trì áp lực và vị trí đúng của lưỡi.


Bước 5. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày



  • Cố gắng duy trì vị trí lưỡi đúng suốt cả ngày. Điều này có thể cần thời gian để trở thành thói quen, nhưng kiên trì là chìa khóa thành công.

  • Ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc mỏi lưỡi, nhưng cảm giác này sẽ giảm dần theo thời gian.


Hãy kiên trì luyện tập mỗi ngày để giúp mặt cân đối hơn

Hãy kiên trì luyện tập mỗi ngày để giúp mặt cân đối hơn



3.4. Tham khảo ý kiến bác sĩ


Để khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng ngoài các phương pháp trên thì bạn cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa. Các vấn đề như chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng cũng cần được thực hiện đúng cách và đầy đủ.

Trong trường hợp mặt bạn bị lệch quá nặng, má bị hóp, hốc mắt sâu thì nên tới bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh kịp thời.

4. Hóp má khi niềng răng có hết không?


Niềng răng là một quá trình dài và có thể mang lại nhiều thay đổi cho khuôn mặt. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng hóp má sẽ giúp bạn có quá trình niềng răng thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất.

Hiện tượng hóp má khi niềng răng có thể cải thiện hoặc sẽ hết sau khi kết thúc niềng răng. Điều này có thể xảy ra không sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và các biện pháp bạn thực hiện trong quá trình niềng răng.

5. Kết luận


Như vậy NhaKhoaHub, đã vừa giới thiệu đến bạn cách khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng được nhiều người sử dụng và đạt hiệu quả tốt. Qua bài viết trong hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức hiểu biết, không còn lo lắng về tình trạng hóp má, hóp thái dương do niềng răng. Đừng quên theo dõi NhaKhoaHub.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức mới về niềng răng, nha khoa hấp dẫn nhé!